3 ĐIỀU PHẢI NHỚ ĐỂ THAY ĐỔI SỰ SẮP ĐẶT CỦA ĐỊNH MỆNH VỚI CUỘC ĐỜI BẠN

Epicurus, một triết gia quan trọng trong thời Hy Lạp cổ đại chia con người có trí tuệ thành ba kiểu gồm:
 
1. Những kẻ có thể tự mình vượt khỏi giới hạn và đạt tới trí tuệ tột bậc mà không cần nhờ cậy đến ai. Đây là những kẻ lấy sự động lực, tiến bộ từ chính nội tại của mình.
 
2. Tiếp theo là những kẻ cần tới sự giúp đỡ của những người đã đi trước. Là những bậc thần, chân sư sẽ đưa họ đến bên bờ thông thái với điều kiện những kẻ này cũng đã chứng minh sự kiên trì của mình.
 
3 Cuối cùng là những kẻ được định hướng và thúc ép theo đuổi những điều tốt đẹp cùng các giá trị đáng có trong cuộc đời. Đây là những người không những cần một ai đó hướng dẫn mà còn trực tiếp chỉ việc cho họ làm.
 
Còn trong thế giới triết học của Trung Hoa cổ đại, có lẽ bao gồm Pháp gia lẫn Đạo gia đều nhất trí cũng có ba kiểu người có thể dùng được, loại đầu tiên bao giờ cũng là ngoại hạng như :
 
1. Kẻ không nói mà hiểu và biết việc phải làm thì là bậc đại trí.
 
2. Kẻ biết việc phải làm nhưng cần phải nhắc khẽ, chỉ bảo mới làm thì đứng sau bậc đại trí.
 
3. Kẻ phải ra lệnh mới biết và hiểu việc phải làm thì đứng sau chót.
 
Để là kiểu số 1 thì rất khó và hiếm vô cùng. Loại người ưu tú này chỉ chỉ chiếm khoảng 5/100 người.
 
Để là kiểu số 2 thì không dễ, nhưng có tỷ lệ khoảng 20/100 người.
 
Còn là kiểu thứ ba thì rất nhiều, có lẽ rơi vào khoảng 80/100 người.
 
Và đa số chúng ta, dù muốn hay không cũng sẽ rơi vào kiểu thứ ba, kiểu phổ biến nhất. Tuy nhiên, có cách giúp cho chúng ta bằng thời gian và sự rèn luyện có thể vươn tới kiểu số một – những kẻ ưu tú nhất: Đó là con đường rèn luyện sự tinh thông và mài sắc trí tuệ.
 
Về cơ bản, kiểu số một là những kẻ sống và làm theo những gì mà đa số không làm, dù họ có khả năng làm, và đó là những điều sau :
 
– Kiểm soát sự xao nhãng của tâm trí.
– Kiểm soát các ham muốn của chính mình
– Vượt qua những thứ trói buộc, bào mòn tư duy của mình.
– Không để bản thân tiếp tục đi theo những lựa chọn sai lầm như lãng phí thời gian, quan tâm tới những điều hời hợt là những yếu tố bên ngoài tác động đến bạn.
Và cuối cùng là bạn thản nhiên mặc cho cuộc đời bạn toàn quyền quyết định bạn sẽ là kiểu người gì.
 
Về cơ bản, khi cùng đến tới mục đích đến thì kiểu người đầu tiên luôn có lợi thế hơn cả. Nhưng trên quãng đường đó, kiểu thứ ba luôn phải bỏ nhiều công sức hơn, thậm chí là vấp phải các khó khăn gần như không thể vượt qua.
 
Nhưng nếu vẫn cứ tiến lên với một tốc độ chậm tới đâu để đi tới đích thì kiểu người thứ ba sẽ nhận được vinh quang và xứng đáng tôn vinh hơn kiểu thứ nhất. Khi đó bạn không chỉ chiến thắng chính mình, mà còn đánh bại sự sắp xếp của số phận khi trao cho bạn sự thiếu xót, không hoàn hảo trong cả trí tuệ hay địa vị.
 
Có ba điều bạn cần phải nhớ khi số phận sắp đặt mình vào vị trí số cuối cùng.
 
1. Đừng tin vào định mệnh.
Bạn phải lật đổ nó bằng niềm tin về bản thân bạn sẽ trở nên tiến bộ hơn, khi bạn luôn có sự cố gắng không ngừng thông qua việc chọn lựa những giá trị tốt và thiết lập những thói quen đúng đắn. Định mệnh có thể sắp đặt bạn vào một vị trí nào đó, nhưng bạn có toàn quyền để đưa bản thân đi tới đâu trong cuộc đời này. Hãy nhớ Tốt khi đến cuối bàn cờ sẽ hoá thành Hậu.
 
2. Đừng chọn những điều dễ dàng.
Một triết lý sống tốt đẹp, những thói quen tốt cấu thành một con người phi thường và sự thông thái thông qua sách vở, học hỏi luôn là thứ không dễ mà có. Nhưng bản tính của con người lại luôn lựa chọn những điều dễ dàng. Vì thế bằng mọi cách, bạn phải chống chọi những cám dỗ đó bằng cách khắc cốt ghi tâm câu nói này : Lựa chọn khó khăn, cuộc sống dễ dàng. Lựa chọn dễ dàng, cuộc sống không có gì biến chuyển.
 
3. Đừng nghĩ rằng sự thông thái bao gồm cả sự giàu có về mặt vật chất.
Nếu bạn cho rằng trở thành kẻ thứ nhất là bao gồm trí tuệ và giàu có thì có lẽ khi sắp tới đích thì bạn sẽ thất vọng. Việc trở nên thông thái và trí tuệ hơn không bao gồm sự giàu có vật chất. Tất nhiên có những ngươi có được nó, nhưng đó chỉ là phần thưởng bổ sung cho mục đích tối thượng của bạn : Trở nên một con người tốt hơn lúc ban đầu. Đôi khi, việc trở nên trí tuệ hơn chỉ đơn giản là bạn nhận ra rằng mọi giây phút bạn đang có là kho báu, mọi ngày tháng bạn khổ công rèn luyện để đi tới đích là sự giàu có về trải nghiệm khi đã sống không thể có ý nghĩa hơn được.
 
Đích đến không phải là phần thưởng hay mục tiêu.
 
Mà chính trong quá trình đó đã là phần thưởng và mục tiêu rồi.
 
Vậy nếu những gì bạn đang cố gắng hết sức làm có thể không đem lại danh vọng, vật chất, mà chỉ đủ để nhấc bạn khỏi vị trí mà Định Mệnh đã sắp đặt thì điều đó có đáng để bạn thay đổi không?
 
Nếu bạn không chắc chắn về điều đó. Hãy đọc lại định nghĩa về những kẻ đứng đầu, và điều cuối cùng trong ba điều phải nhớ để nhắc nhở bạn ý nghĩa thực sự của việc này là điều gì.
 
Photo : Tanya Bonya
Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân