Ngày viết 8/9/2015 871-875
871. Thực tế là ta chỉ có thể đạt được những thứ có giá trị khi hoàn thành những công việc khó khăn. Bạn nên biết ơn những sự khó khăn ấy, bởi chính đó là thứ đưa bạn đến thành quả, bởi sự khó chịu ấy sẽ đưa đến sự phát triển, và bởi sự không rõ ràng mới đưa đến các bài học để đời
872. Bạn không thể hoàn thành một việc gì? Một lần nữa, có rất nhiều nguyên do cho vấn đề này, ví dụ như: không có đủ thời gian (sợ phải buông bỏ những việc khác ta đã quen làm), do việc tập thể dục quá khó (sợ phải đối mặt với sự khó khăn), do những thứ gây xao nhãng như ti vi, internet (sợ bỏ lỡ những việc đang diễn ra, sợ phải đối mặt với khó khăn)
873. Áp lực công việc/học tập: Ta có nhiều việc cần làm, nhưng cái chính là khối lượng công việc không phải là vấn đề. Khối lượng công việc là khách quan, cho dù ta có đủ thời gian làm hay không (thậm chí làm tốt nữa). Vấn đề thực ra nằm ở việc ta luôn lo lắng về việc phải làm hết những việc này. Nói cách khác, ta có một viễn cảnh lí tưởng (Mình sẽ làm hết việc này đúng giờ một cách cực kì hoàn hảo), để rồi bắt đầu sợ rằng viễn cảnh ấy không trở thành sự thật. Như vậy nỗi sợ bắt nguồn từ những viễn cảnh lí tưởng phi thực tế.
874. Ta không thể làm tất cả mọi việc một cách hoàn hảo và đúng giờ được. Không ai làm được hết. Hãy chấp nhận thực tế rằng ta sẽ chỉ có thể làm xong một số việc hết khả năng của mình, và nếu thất bại thì ta cũng có thể học hỏi. Đó là cách mọi thứ vận hành. Không có ai là hoàn hảo cả đâu. Viễn cảnh lí tưởng ấy không hề tồn tại trong thực tế.
875. Chính viễn cảnh lí tưởng của ta về cái đúng mới là vấn đề. Không hề có cái gì là chân lí tuyệt đối cả. Ta muốn mọi người cư xử đúng đắn, nhưng trong thực tế, chuyện đó sẽ không xảy ra đâu.