Trong post này mình đọc cả ebook lẫn sách giấy. Trong post không bao gồm các cuốn mình đọc lại và các tiểu luận ngắn.
Có những cuốn mình đã review chi tiết. Các bạn vào fb mình xem hoặc tranducnhan.com nhé.
1. Đọc nhanh, hiểu sâu, nhớ lâu trọn đời. 4/5
Mình đã review cuốn này, mọi người có thể tìm đọc trên fb và tranducnhan.com.
Đọc sách cũng như nghe nhạc. Phải có nhịp điệu, đoạn đắt giá để ghi nhớ.
2. Rèn luyện tư duy phản biện. 4/5
Cuốn này tương đối ngắn và dễ đọc. Nội dung chính xoay quanh việc “Não bộ là kẻ lừa dối và
không có con người hoàn hảo trong tư duy và những lời nguỵ biện cơ bản”.
Cuốn này tập trung nói tới “Nghĩ về quá trình suy nghĩ được gọi là siêu nhận thức (metacognition). Nhận thức được cách hình thành những suy nghĩ là bước đầu tiên trong việc phát triển các kỹ năng tư duy phản biện”. Khá thú vị khi đi kèm những câu chuyện về thuyết âm mưu. Có thêm tính chất giải trí nên rất dễ đọc.
3. Giáo dục Việt Nam học được gì từ Nhật Bản. 4/5
Đã review bằng một bài viết dài 5000 CHỮ. Các anh các chị tìm đọc trên fb mình nhé
4. Hacking Growth – Tăng trưởng đột phá. 4/5
Cuốn này dành cho ai quan tâm đến công nghệ và khởi nghiệp nhé. Nó không có nhiều câu chuyện selfhelp hấp dẫn mà toàn những bước, những plan và cách thực thi khi khởi nghiệp thôi. Đáng bỏ thời gian để đọc.
Tóm tắt qua loa :
“Sự thay đổi đến từ bên trong công ty chứ không phải bên ngoài. Marketing truyền thống không bằng việc tổ chức bàn về sản phẩm giữa các team trong công ty với nhau. Liên tục thử nghiệm và đưa ra các ý tưởng thúc đẩy sản phẩm. Mọi thứ đều có thể xảy ra nhu thử nghiệm”
5. The Upstarts – Uber, Airbnb and battle for the silicon valley new – Đế chế kỳ lân 4,5/5
Đây chính là cuốn sách nói về các công ty công nghệ hay nhất trong năm nay mình đọc. Tác giả cuốn này là cha đẻ cuốn Jeft Bezos và kỷ nguyên Amazon đình đám năm 2013.
Mình sẽ sớm review cuốn sách rất hay này nói về hai con quái vật Uber và AirBnb trong giới công nghệ cùng 2 CEO nổi tiếng với tính cách hướng ngoại của nó.
Đáng tiền và thời gian để đọc đấy nhé.
6. Thuật yêu đương – Nguyễn Duy Cần 3/5
Cụ Cần viết cuốn này không tệ, có những cái quan niệm về chị em, tình yêu, vợ chồng, bản tính thích của lạ của giống đực thì trong thời đại nào cũng vậy, nhưng ít nhiều đã thay đổi chứ không hoàn toàn giống trong Thuật yêu đương phân khích.
Thôi, vẫn khuyên các bạn tìm đọc Tôi tự học, Cái dũng của thánh nhân, Để trở thành nhà văn của cụ vẫn hơn.
7. Sau cơn động đất – Tập truyện ngắn của Murakami 4/5
Tất cả những truyện ngắn trong cuốn này đều đề cập đến chủ đề động đất được lấy cảm hứng từ một trận động đất có thật đã cướp đi tính mạng người cha của Murakami (mình nhớ không nhầm là vậy). 6 truyện ngắn trong Sau cơn động đất này nổi bật có 1 truyện Ông Ếch cứu Tokyo là hấp dẫn hơn cả.
Có một điều thú vị nếu đã đọc tất cả những truyện ngắn của Murakami thì ít nhiều các tiểu thuyết sau này của ông đều dựa trên truyện ngắn. Ví dụ như Rừng Na Uy là phiên bản mở rộng của Đom Đóm và một chút Người đàn bà ngủ và cây liễu mù.
Ai là fan sẽ thấy hay, còn đâu thì sẽ thấy tệ không tưởng.
Tin vỉa hè : Sau cơn động đất đang được một công ty sản xuất điện ảnh Pháp chuyển thể thành phim hoạt hình.
8. Overstory – Vòm rừng 4,5/5
Mình đã review cuốn này theo cách ngắn gọn bất thường so với cách viết của mình.
9. Hatha Yoga Pradipika 3,5/5
Đọc mang tính tham khảo. Đây là cuốn sách với đủ tư thế Yoga, tính ra là hơn 69 cách. Rồi cả cách điều tiết hơi thở như thít hậu môn lại trước khi thiền và đủ thứ kì dị khác
Rỗi rãi thì hãy đọc nhé các bạn.
10. Người ti vi 3,5/5
Murakami đã viết những truyện ngắn để gọi là ngắn và những truyện ngắn vừa vừa, nhưng riêng trong cuốn Người tivi này thì đến 3 truyện chắc chắn dài hơn 10 nghìn chữ một truyện.
11. Sự bất tử – Milan Kundera 4,5/5
Một tiểu thuyết hay tuyệt vời theo một mạch phi tuyến tính. Chắc chắn mình sẽ review chi tiết hơn mới bõ công đọc. Sự bất tử hay hơn Đời nhẹ khôn khăm vốn được người đọc rỉ tai nhau là cuốn ra gì nhất của Milan Kundera.
Mình vote Sự bất tử hay hơn. Lêu lêu.
12. Upanishad – Áo Nghĩa thư – Tri thức tối thượng 4,6
Upanishad cùng với Veda (tiền thân của Upanishad) là hai bộ kinh tối cổ của nhân loại. Upanishad xuất hiện từ thế kỷ VIII trước công nguyên đến thế kỷ V trước công nguyên.
Upanishad nghĩa là bí giáo (Tri thức về Thực tại tối thượng) mà ông thầy truyền cho các môn sinh thân tín, khi họ cung kính ngồi dưới chân thầy.
Triết gia khét tiếng người Đức Schopenhauer là fan cứng của Áo Nghĩa Thư. Nhiều triết gia, nhà văn, nhà chủ nghĩa khác thì lại là fan của Schopenhauer.
Còn lời khuyên của mình là hãy đọc trước khi chết.
13. Child 44 – Đứa trẻ thứ 44 4,5/5
Mình đã review chi tiết cuốn này và đến bây giờ vẫn ghen tị khi biết đây là tác phẩm đầu tay của thằng cha tác giả.
14. Châu Âu huyền bí. 3,5/5
Mình đã review. Một cuốn vừa là cẩm nang du lịch lại nhiều kiến thức lịch sử và địa danh.
15. Kỹ năng Thuyết phụ và gây ảnh hưởng. 3,5/5
Đầy đủ, dễ đọc, logic, dễ thực hành. Sẽ review sau. Hiện giờ chỉ biết viết như vậy.
16. Một nửa của 13 là 8 4/5
Sáng tạo là Kiên nhẫn, có thể hội ý với 3-4 người, giới hạn thời gian cũng là cách nảy sinh sáng rạo. Rồi cả không nghỉ ngơi bằng các hình thức giải trí ngoài… sáng tạo và công việc.
Khá hấp dẫn để mình review chi tiết vào hôm khác
17. Đời nhẹ khôn kham 4/5
Nếu Murakami không được giải Nobel là một tội ác, thì không trao giải Nobel cho Milan Kundera cũng là một tội ác.
Đời nhẹ khôn khăm với bối cảnh trong một ngày đẹp trời năm 1968 Liên Xô xâm chiếm Tiệp Khắc và biến nước này thành kiểu Bắc Triều Tiên như bây giờ, nhưng vẫn không ngăn cản được 2 trong 4 nhân vật chính liên tục gạ chịch và được mời chịch thành công
Văn phong của Milan Kundera dễ đọc, trôi chảy như Murakami nhưng mang tính trào phúng và tập trung vào triết học hơn là tính siêu thực.
Nhưng dù sao Sự bất tử của ông vẫn hay hơn. Các bạn thì đọc cuốn nào trước cũng được. Chán chiến tranh, thích ngoại tình thì đọc cuốn mình vừa nhắc tên nhé.