1511-1515
1511. Tư duy không phải là một nhận thức tươi mới, trực tiếp. Đúng ra, nó là cái đã được nghĩ – là quá khứ, bị đẩy về phía hiện tại. Nó là sự hiển lộ tức thời của kí ức, một sự ghép thêm hình ảnh vào hiện tại sống động.
1512. Ký ức chịu trách nhiệm đối với những khía cạnh khác nhau của nỗi sợ hãi, lo âu hoặc e ngại, và những hành động bắt nguồn từ những kí ức ấy. Tư duy cũng bao gồm cả những cảm giác dưới dạng những kinh nghiệm xúc cảm tiềm ẩn. Không chỉ những cảm xúc âm tính, đau buồn len vào trong nếp nghĩ, mà cả những xúc động vui thích.
1513. Tư duy và tình cảm xâm nhập lẫn nhau, là trọng tâm quan về sự thực hiện chức năng của ý thức. Trong khắp cả cơ thể và tâm trí, chúng làm thành một cấu trúc của những phản xạ sinh lí thần kinh. Thông qua việc lặp đi lặp lại, cường độ của xúc cảm, và tính cách phòng thủ, những phản xạ này được “gắn cứng” vào ý thức như những vi mạch, đến mức chúng đáp ứng một cách độc lập với những lựa chọn có ý thức của bạn.
1514. Tư duy xác đáng ở chỗ nó đề xuất rằng thân thể, cảm xúc, tâm trí, phản xạ và vật tạo tác cần được hiểu như là một trường nguyên vẹn của tư duy có tương tác thông tin. Tất cả những hợp phần ấy thâm nhập lẫn nhau, đến một mức độ chúng ta buộc phải xem xét tư duy như một hệ thống – cả cụ thể lẫn trừu tượng, cả chủ động lẫn bị động, cả tập thể lẫn cá nhân.
1515. Tư duy có một đặc tính như sau: nó đang làm một cái nhưng chính nó lại bảo nó đâu có làm cái đó, bởi vì cái mà tư duy đang thực sự làm còn tinh vi hơn nhiều.
Tư duy tự tách nó ra khỏi cảm giác và khỏi thân xác. Tư duy được cho là thuộc về tâm trí; trong quan niệm của chúng ta thì nó là một cái gì trừu tượng, thuộc về tinh thần, hay là phi vật chất. Thế rồi có một cái gọi là thân xác, là cái gì đó rất vật chất. Và chúng ta có những cảm xúc hình như nằm đâu đó ở khoảng giữa. Ý nói rằng những cái đó hoàn toàn khác nhau. Có nghĩa là, ta nghĩ về chúng như những thứ khác nhau.
Photo: lulumoonowlbooks