CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT…
GHI CHÉP NÀY DÀNH LÀ CHO BẠN
1166-1170
1166. Từ lúc ngồi xuống chon đến khi kết thúc, bạn phải tập trung giác tỉnh. Bạn hãy tự xem mình đang ở trong phòng thiền với tất cả những gì xảy ra. Bạn hãy đến với nó, và không để ý đến điều gì khác, xem như cả thế giới chỉ có một điều, quan trọng và có thật duy nhất, đó hít và thở ra.
1167. Bây giờ muốn buông bỏ bản ngã đúng cách thì cái thư giãn thể chất phải biến thành thư giãn tâm linh, phải đi hết con đường, làm cho tâm thức không những được vận hành mà phải được giải thoát, tự do: vận hành để được tự do, tự do vì phải đạt cái đại dụng và cái đại dụng này khác hẳn một cách cốt tủy với tất cả những cái mà ta gọi là sự tự do tâm linh.
1168. Giữa một bên là sự thư giãn thể chất, bên kia là sự tự tại tâm linh có một sự khác biệt về mức độ, sự khác biệt đó không nhờ phép chế ngự hơi thở để vượt qua mà nhờ sự xả bỏ khỏi tất cả mọi thứ ràng buộc, nhờ bỏ quên cái ngã một cách cơ bản: nhờ vậy mà tâm linh trở lại với chính mình, nằm trong cái đại dụng của nguồn cội không tên của chính mình.
1169. Sự đòi hỏi của thiền định trước hết phải đóng lại cánh cửa của những giác quan, không phải được thực hiện bằng cách quay lưng một cách cứng cỏi mà bằng sự nhẹ nhàng lách tránh qua một bên, không tìm cách chống đối.
1170. Ðể đi vào trạng thái vô vi, tâm thức cần một chỗ dựa nội tại và đó là nhờ sự tập trung lên hơi thở. Sự chú ý tập trung này là có ý thức và được thực hành chính xác, kỹ lưỡng. Mỗi cái hít vào thở ra đều rạch ròi và được thi hành nghiêm túc. Thành quả của phép thở không cần phải đợi lâu. Ta càng tập trung chú ý lên hơi thở thì những ấn tượng ngoại cảnh càng sớm phai nhạt.
Photo streetphoto_Yuya