29/1/2021

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT…

GHI CHÉP NÀY DÀNH LÀ CHO BẠN

1216-1220

1216. Thiền sẽ biến anh trở thành một người có tâm vô sở cầu một cách quyết liệt. Muốn được như thế thì cần nhiều kiên tâm, nhiều tập luyện. Và khi sự khổ luyện đã dẫn tới đích thì mầm mống cuối cùng của cái mong muốn sẽ biến mất trong sự bình thản của chính anh.

1217. Trong khoảnh khắc tránh né thì kiếm sĩ đã lấy đà phản công và trước khi người kiếm sĩ tự biết, lưỡi kiếm của anh đã phát đi chính xác và không ai cản nổi. Hầu như ngọn kiếm đã tự mình xuất chiêu và phải nói như trong nghệ thuật bắn cung, là “nó” nhắm đích và bắn trúng, thì ở đây cũng thế, “nó” đã thay chỗ của “tôi”, đã sử dụng những kỹ năng và tài nghệ mà tôi đã lĩnh hội được bằng cách khổ luyện có ý thức. Và cũng ở đây, “nó” chỉ là danh xưng cho một yếu tố, cái mà người ta không hiểu ngộ cũng chẳng nắm bắt được, yếu tố này chỉ xuất hiện cho những ai đã chứng nghiệm về nó.

1218. Sự thành tựu Thiền như môn kiếm đạo cốt ở chỗ không còn tư duy về ta và người, về địch thủ và lưỡi kiếm của họ. “Tất cả đều là không, bản thân anh, lưỡi kiếm đã kéo ra khỏi vỏ, cánh tay ra chiêu đều không. Ðúng, cả ý tưởng về không cũng không còn. Từ cái không tuyệt đối đó mà sinh ra cái triển khai tuyệt diệu của cái dụng”.

1219. Giữa hai mức độ của kẻ sơ học và sự thành tựu là những năm dài đầy biến cố của sự khổ luyện. Dưới ảnh hưởng của Thiền thì kỹ năng đã trở thành tâm linh, còn kiếm sĩ thì đã thoát xác, trở nên tự tại sau nhiều mức độ thắng vượt nội tâm.

1220. Anh chỉ rút kiếm khi không thể làm khác. Và có thể xảy ra một điều là, anh tránh không đấu với một địch thủ không xứng đáng, một kẻ vũ phu, người kiêu hãnh với bắp thịt cuồn cuộn của mình, anh mỉm cười nhận tiếng chê hèn nhát. Ðối với kiếm sư, cái đứng trên tất cả, hơn cả danh dự, thắng lợi, hơn cả mạng sống: đó là “lưỡi kiếm của thực tại”, cái mà anh đã chứng nghiệm, cái đang nhắm chính anh. Đó cũng là bản chất của Thiền.

Photo Ig

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân