1586-1590
1586. Khởi nguồn của giận dữ chỉ là một cảm xúc khó chịu trong đầu thế thôi, nhưng khi đã thể hiện nó ra thì cơ thể sẽ nắm bắt lấy và sau đó ta thấy cơn giận còn mang cả tính cảm xúc nữa. Và tiếp theo ta thấy ta cứ lớn tiếng dần, cho đến khi mọi chuyện vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Lúc này bạn thấy cơn giận của bạn là cơn giận về mặt sinh lý, bạn căng hết cả người ra. Nhưng cứ để mặc thế thì rốt cuộc bạn sẽ có cảm tưởng rằng chẳng qua đây chỉ là một quá trình sinh lí.
Đây là điểm mấu chốt, vì nếu bạn thấy ra được điều đó thì có nghĩa là: tư duy chỉ là một phần của các quá hình sinh lý của cơ thể, một phần rất tinh tế.
1587. Sự giận dữ đem lại một cảm giác rất mạnh như muốn nó tự nói rằng nó là hoàn toàn cần thiết và tất yếu, đôi khi bạn vẫn cố bám víu vào đó. Dù biết rằng nó không tốt. Nhưng nó chính là phản xạ.
Việc bạn cần làm là tìm ra những câu chữ để hiểu điều gì đang thực sự xảy ra, để thấy được các cảm giác bị tác động như thế nào và cơ thể bị tác động như thế nào, bạn làm như vậy đơn giản chỉ để biết. Nó có thể xua đuổi cảm giác giận dữ. Nhưng mục đích ở đây không phải là xua đuổi cảm giác rất tự nhiên đó.
Thật ra nếu cảm giác giận dữ hay khó chịu mất đi một cách quá dễ dàng thì bạn lỡ cơ hội nhìn thấy nó và bạn không có cơ hội để biết nó hoạt động ra sao.
1588. Mục đích tìm kiếm sự khởi nguồn của giận dữ không phải để tránh né mà là để biết về bản chất của nó. Hiểu về giận dữ cũng không phải để thay đổi. Một cái gì đó có thể làm cho bạn thay đổi khi bạn biết, nhưng đó sẽ là một phần của lý do vì đừng mong rằng bạn sẽ xử lý được cơn giận dữ ngay lập tức. Nhưng vì bạn đã biết và hiểu về nó, bạn có thể hướng hành động của mình đi theo hướng khác.
1589. Đừng cố làm bất cứ điều gì khi bạn chưa biết về bản chất và hệ thống của nó. Hãy tìm hiểu – ý thức, chú tâm, tìm hiểu. Khi ý thức được rằng hệ thống là một toàn thể – ý thức được về quá trình sinh lí, quá trình tâm lí, tất cả mọi thứ – thì việc mô tả sẽ chính xác hơn. Nó xuất phát từ ý thức. Cái ta cần phải mô tả sao cho chính xác là việc mình đang thực sự suy nghĩ như thế nào.
Thông thường ta không nói ra lời cách suy nghĩ thật của mình. Ta không thừa nhận với bản thân bản chất thật của những tư duy của chúng ta.
1590. Nếu không có được một thứ ngôn từ chuẩn xác, hay trong suy nghĩ của mình không có được một sự hình dung chuẩn xác, thì bạn không nhìn thấy được hệ thống, vì như thế là hệ thống đã thiếu đi mất cái cốt lõi. Tư duy nói chung có cái đặc tính là chỉ bộc lộ cho bạn thấy cái gì đang diễn ra, sau đó cái tư duy tiếp đến sẽ bảo rằng “cái đang diễn ra đó là cái độc lập với tư duy”. Vậy là bạn lại phạm sai lầm giống như thế một lần nữa. Quan trọng là bạn phải nhìn ra điều này, phải thật sự thấy rằng điều đó đang diễn ra – rằng tư duy lúc nào cũng đang đứng đằng sau hệ thống này.
Nếu không thì hệ thống lại có vẻ như đứng riêng một mình, độc lập với tư duy.
Photo: hiermitmir