5 GHI CHÉP MỖI NGÀY 3/11/2021
1681-1685
1681. Toàn bộ kí ức, toàn bộ sự cảm nhận về nhân dạng của bản ngã là cái đã được biết. Một định hướng khác đi có lẽ là “tôi đang tìm biết”.
Nếu bạn đang tìm biết thì đúng. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm biết thì tức là bạn không thể biết – việc bạn đang tìm biết vô hình trung hàm chứa cái không biết. Do đó, ta có thể nói rằng cái không biết đang tự bộc lộ mình ở những gì bạn đang tìm biết. Nhưng cái không biết vẫn luôn còn đó. Nói cách khác, ta sẽ không tát cạn được cái không biết.
1682.Ngay cả trong thế giới của vật lý học. cũng thấy có hình ảnh về năng lượng vô hạn của không gian trống rỗng. Điều đó gợi cho ta thấy sự bao la của cái không biết. Cái không biết tự nó bộc lộ ra. Chúng ta tìm biết, nếu bạn thích vậy; chứ còn kể cả ta đang không tìm biết đi nữa thì nó cũng cứ tự bộc lộ.
Đó là một khái niệm tổng quát. Đó là cách nhìn con người một cách sáng tạo chứ không hẳn là ý niệm về một nhân dạng của con người.
1683. Cái không biết. Cái không biết đặt nền móng cho tất cả mọi thứ. Nó tự bộc lộ mình bằng nhiều cách. Đó là một cách nhìn có tính sáng tạo, một khái niệm mang tính sáng tạo về con người. Đó là cái mà chúng ta gợi xuất, chứ không phải một khái niệm về nhân dạng – một khái niệm quá hạn hẹp và nhàm chán đủ kiểu.
Còn khi bạn đã nói “tôi cứ như thế này mãi” thì mọi việc ít nhiều bị tắc nghẽn lại hết. Bạn vẫn luôn có thể hỏi “bạn làm sao biết được bạn là cái gì?”. Bạn có thể đã và vẫn đang là thế này, nhưng chẳng có gì bảo đảm rằng nếu bạn đã và đang như thế nào thì rồi mãi mãi sẽ vẫn cứ là thế.
168. Có thể cái không biết cũng vẫn tự bộc lộ mình như cái mà trước đó nó là. Có rất nhiều thứ tự bộc lộ mình theo cách như thế mặc dù nằm bên dưới nó là một dòng chảy vĩnh cửu, nhưng dòng chảy đó vẫn sản sinh ra cùng cái hình hài mà ta đang biểu hiện nó trong tư duy của mình. Tư duy của ta thích hợp với việc biểu hiện những hình hài đó, và nó rất có thể bóng gió ám chỉ những gì ẩn bên dưới, nhưng nó thật sự không duy trì được điều này.
Tuy nhiên, ngay cả cái thực tại cơ bản của kí ức cũng là cái ta không được biết. Chúng ta phải nói rằng bất cứ cái gì ta biết đều chỉ là một hình hài mà ít nhiều ta đã phóng chiếu lên cái phông của ý thức. Nó có thể được phóng chiếu đúng hay sai; chẳng phải hình hài nào cũng khả quan như hình hài nào.
1685. Bạn không thể tìm kiếm hay phân biệt thế nào giữa sự tìm kiếm tri thức với sự tìm kiếm một cái gì đó tối hậu bên ngoài phạm vi tri thức được, vì ngay cụm từ “tìm kiếm” đã hàm cái ý là phải cố gắng nắm giữ nó.
Một khi còn dính dáng đến tư duy, ta cũng chỉ nên nói thế này thôi: ta phải để ngỏ cái khả năng rằng biết đâu ngoài tri thức ra còn có cái gì đó nữa, và đúng là nghe ra rất có lý. Nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy tri thức không thể là cái gì hoàn thiện.
Thứ hai, nhất định phải có cái gì đó ở bên kia nữa, nhưng ta lại không chứng minh được. Nên ta mới phải đặt câu hỏi liệu còn có thể có cách nào khác để tiếp xúc được với cái này hay không?”. Có thể có mà cũng có thể không.
Photo chery144629