Dù vẫn có nhiều tranh cãi và phủ nhận là người lập trình đầu tiên trong lịch sử, nhưng Ada Lovelace vẫn được “một trong những lập trình đầu tiên” từ những năm giữa đầu thế kỉ 19 trong khoảng 1843-1847. Ada sinh vào ngày 10/12/1815 ở Mỹ, thời điểm người Anh khuất phục Napoleon lần cuối cùng. Cô là con gái của nhà thơ Byron rất nổi tiếng của của nước Anh. Trong thời thiếu niên, vì thể chất yếu đuối nên Ada thay vì chạy nhảy bên ngoài hay chơi búp bê thì cô cực kì yêu thích toán học và tỏ ra là một “tay to” đáng nể, điều mà sau này Ada đã làm thay đổi thế giới giống như cách mà Leonrado Da Vinci sử dùng màu để vẽ nên các tuyệt tác.
Khả năng thưởng thức vẻ đẹp toán học của Ada là một tài năng vượt quá sự hiểu biết của nhiều người. Ada nhận ra toán học không khác gì một ngôn ngữ có thể tạo ra các bài thơ và bản nhạc hay. Trong nhật ký Ada có ghi lại rằng “Toán học là thứ ngôn ngữ mà chỉ cần thông qua nó chúng ta có thể thể hiện những hiện thực vĩ đại của thế giới tự nhiên… Từ toán học, con người có thể tạo ra chuỗi phương trình, kỹ tự tạo ra các khúc nhạc như chơi đàn piano vậy”. Đây rõ ràng là Ada đã có tầm nhìn về các thiết vị phát nhạc hay phần mềm chơi nhạc của thế kỉ 21. Ngoài ra Ada cũng đặt câu hỏi liệu một chiếc máy tinh có thông minh hơn con người không, cô một phần phủ nhận nhưng tin rằng chiếc Máy giải tích của Babbage vượt trội hơn các công cụ tính toán từng xuất hiện trong lịch sử và sớm muộn trong tương lai sẽ có những chiếc máy tính thông minh hơn Máy giải tích.
Ada rất thân thiết với nhà phát minh người Anh Charles Babbage – người đã gây chấn động khi tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên được gọi là Máy giải tích. Cô đã giúp ông dịch một cuốn sách sử dụng chiếc Máy giải tích từ tiếng Ý ra tiếng Anh củaLuigi Menabrea. Ada còn viết thêm một bản phụ chú dài nói về cách tính chuỗi số Bernoulli bằng cách dùng máy tính của Babbage mặc dù chỉ đọc nó qua các bức thư trao đổi với Charles Babbage. Đó chính là chương trình máy tính đầu tiên trong lịch sử. Sau này, dù có nhiều bí ẩn hay mâu thuẫn về việc Ada thực sự có phải là người lập trình đầu tiên trong lịch sử không, nhưng bây giờ mọi người gọi cô là Ada Vĩ đại và có giải thưởng lập trình danh giá lấy tên cô.
Một thời gian rất lâu sau đó, trong những năm thế chiến thứ 2, những người phụ nữ lại một lần nữa được nhắc đến khi nói đến khái niệm máy tính. Trong năm 1943, quận đội Mỹ sơ hữu chiếc siêu máy tính đầu tiên trên thế giới có tên gọi là ENIAC, mà sau này ENIAC chính nhờ những phép tính toán của nó mà các nhà khoa học đã phát triển những công nghệ mới bao gồm cả chương trình Apollo và dự án Mặt trăng của NASA. Nghe hoành tráng là vậy nhưng vận hành một cỗ máy tính khổng lồ như ENIAC. Để giúp ENIAC tính toán cần có người viết mã lên những thẻ đục lỗ và luôn túc trực bên cạnh vì máy tính thời gian đầu luôn xảy ra vấn đề. Lúc ấy đàn ông coi việc viết mã là một chuyện lặp đi lặp lại nhàm chán và không xứng đáng với cái đầu luôn dành cho việc nghĩ ra những lý thuyết bom tấn. Vì thế không có nhà khoa học là nam nào hứng thú nên quân đội Mỹ đã viết tuyển dụng phụ nữ biết toán học để giúp vận hành ENIAC.
và Grace Hopper xuất hiện, cô là tiến sĩ toán học tốt nghiệp Yale và là trợ giảng giáo sư trước khi nhận lời đến giúp quân đội vận hành ENIAC. Grace Hopper cùng 5 cô gái khác trong suốt thời điểm cuối năm 1943-1945 đã viết mã và duy trì sự hoạt động siêu máy tính ENIAC. Hopper cũng là người viết mã cho chiếc Mark 1 của Howard Aiken là nhà phát minh nổi tiếng. Sau đó Hopper cũng tham gia phát triển cả Mark 2 và 3 trong thập niên 1950. Trong một lần chiếc Mark 2 gặp trục trặc, Hopper đã tìm ra nguyên nhân là một con sâu bướm bị kẹt trong máy. Cô đã viết một báo cáo về việc này và ép con sâu bướm trong sổ tay của mình. Thuật ngữ bọ máy tính xuất phát từ việc chẳng ai ngờ này.
Đồng thời gian 1942-1943 đó ở Anh thì Alan Turing đang ầm thầm chế tạo một chiếc siêu máy tính để giải mã ENIGMA của phát xít Đức, cũng là một chiếc máy tính có khả năng tạo ra 100 tỉ mã hoá khác nhau và việc giải mã được nó là điều không thể. Nhưng Alan cùng với những đồng đội của mình, trong đó có một cô gái tên là Joan Clarke đã thành công sau không biết bao nhiều lần thử nghiệm thất bại thì đã tạo Bombe, chiếc siêu máy tính có thể giải mã hơn 150 nghìn tỉ ký tự. Nhờ có bombe nên về sau Anh đã thành công trong việc giải mã thông tin của phát xít do chiếc ENIGMA tạo ra. Theo tính toán nếu không có Bombe thì chiến tranh sẽ kéo dài thêm 2 năm.
Joan Clarke trước khi tham gia vào dự án Bombe của Alan Turing thì cô đã là một chuyên gia về mật mã cũng như khả năng toán học xuất sắc. Khi Alan Turing tổ chức tuyển chọn những cá nhân vượt trội vào dự án Bombe, Joan là một trong những người giỏi nhất mà Alan tìm thấy. Mọi chi tiết về dự án Bombe đến tận bây giờ vẫn còn nhiều bí mật vì Anh không công khai toàn bộ. Những người tham gia đều phải thề và viết giấy cam đoan không được hé lộ nếu không sẽ mắc tộ phản quốc. Tất cả ghi nhận về Joan Clarke chỉ thông qua một số ít thông tin và nhật ký của Alan Turing để lại. Joan cũng không được vinh danh như những người đàn ông khác sau này khi chiến tranh kết thúc.
Trong thập kỉ 60, là thời điểm vũ không gian và vũ trụ nhưng mã lập trình vẫn phải viết bằng tay thì Margaret Heafield lại tiếp nối Ada Lovelace, Grace Hopper ở Mỹ.
Từ năm 1961 đến 1963, cô làm việc cho dự án SAGE. Tại đây, bà là một trong những lập trình viên đã viết phần mềm chomáy tính AN/FSQ-7 với chức năng tìm kiếm máy bay địch; cô cũng viết phần mềm cho phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân Cambridge. Heafield sau đó tham gia CSDL tại MIT, vào lúc đó nơi này đang làm việc cho sứ mệnh không gian Apollo. Tại Margaret Heafield chịu trách nhiệm về phần mềm hướng dẫn trên tàu Apollo, cần thiết cho việc điều hướng và hạ cánh trên mặt trăng, và các biến thể của nó được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ. Lưu ý là Margaret Heafield đã viết toàn bộ mã bằng tay lên giấy khi chồng lên còn cao gần gấp đôi cô và nặng gấp ba lần trọng lượng Margaret.
Margaret Heafield cũng là người tao ra các thuật ngữ máy tính như software engineering, end-to-end, Errors, human-in-the-loop. Cô cũng đoạt giải thương máy tính mang tên Ada Lovelace- người lập trình đầu tiên và một phần thưởng tiền mặt lớn nhất trong lịch sử mà NASA trao tặng cho một cá nhân.
Ảnh Margaret Heafield bên cạnh chồng mã lập trình viết bằng tay cho tàu Apollo