Ngày viết 3/9/2015 866-870
866. Vấn đề ở đây không phải là nghèo đói, bệnh tật, mà là suy nghĩ quá nhiều, từ đó con người bắt đầu khó ở, bực bội, buồn chán và tức giận với những gì đã và sẽ xảy ra với mình.
Ta thường muốn mọi việc diễn ra theo ý mình, và khi thực tại không được như ý, ta bắt đầu stress. Nếu ta có thể buông bỏ hình ảnh lí tưởng ấy để chấp nhận và trân trọng thực tại, ta có thể giảm stress rất hiệu quả.
867. Sự chần chừ: Ta chần chừ vì sợ thất bại, sợ làm việc khó, sợ sự rối loạn và khó chịu. Nhưng nếu ta có thể buông bỏ tham vọng về sự dễ dàng, sự thành công, sự dễ chịu… trong ý nghĩ, và chấp nhận rằng cuộc đời ta sẽ có nhiều trải nghiệm khác hơn, ta sẽ có thể dấn thân làm mọi thứ mà không suy nghĩ nhiều nữa.
868. Cuộc sống là thế đó, ta thường bị ám ảnh bởi những thứ khác, muốn hiện diện ở những nơi khác, nên lại không thể tận hưởng bản thân trong thực tại”
869. Ai cũng chần chừ thiếu quyết đoán. Nhưng mà tại sao? Nguyên nhân: sợ. Ta sợ thất bại, sợ những thứ khó khăn,
Nỗi sợ này đến từ đâu? Viễn cảnh lí tưởng: ta tưởng tượng và muốn mình thành công, muốn mọi thứ thật dễ dàng và thoải mái, muốn mình luôn biết phải làm gì.
870. Khi bạn có một viễn cảnh lí tưởng, bạn thường sẽ bắt đầu sợ thực tế không như mơ. Thế là bạn bắt đầu ôm lấy lí tưởng, và trong đầu mình, viễn cảnh ấy bắt đầu hóa thành sự thật. Nhưng chỉ trong tưởng tượng mà thôi.