*Cuốn này có nhiều thông tin, chia sẻ, kinh nghiệm khởi nghiệp cho bạn nào có ý định startup
KHỞI NGHIỆP Ở TUỔI 40 TỪ Ý TƯỞNG THỨ 96 (Không phải 69) VỚI CÁI TÊN LIÊN TƯỞNG ĐẾN SEX.
Bạn không đọc nhầm đâu.
Netflix là một startup – công ty khởi nghiệp do Marc Randolph 40 tuổi, người đã có 3 đứa con đã nghĩ ra ý tưởng về Netflix và Reed Hastings 38 tuổi, người bỏ 1,9 triệu đô la đầu tư đã cùng nhau sáng lập Netflix vào năm 1998. Cả hai đều đã làm việc và điều hành những công ty khác trước khi bắt đầu khởi nghiệp với Netflix.
Điều này có vẻ nghịch lý đối với những ai cho rằng khởi nghiệp tốt nhất là trong độ tuổi 20 vì Mark Zuckerberg, Steve Jobs hay Evan Spiegel – đồng sáng lập Snapchat đều thành công ở tuổi đôi mươi. Thực tế là Amazon, Uber cũng được thành lập khi các sáng lập viên bước vào tuổi 30. Các bạn nhớ kĩ nhé : Độ tuổi không quan trọng khi startup – vấn đề là bạn có dám hay không thôi.
Ý tưởng về Netflix ban đầu là “gửi dầu gội đầu thiết riêng qua bưu điện”. Đó là ý tưởng thứ 96 của Marc Randolph nói với Reed, người rất giỏi trong việc chỉ ra các điểm phi lý và vô dụng của các ý tưởng mà Marc có thể nghĩ. Ý tưởng 95 là đồ ăn dành cho cho chó.
Sau đó Marc thay đổi gửi dầu gội đầu thành gửi đĩa DVD, vì thời điểm đó đầu đọc đĩa DVD sắp sửa bùng nổ thành một trong những thứ công nghệ giải trí được ưa thích.
Netflix không phải là cái tên ban đầu mà Marc lẫn Reed và 5,6 người khác trong nhóm khởi nghiệp chọn trong số 15 cái tên đề xuất. Họ thích Kibble và Cinema Center hơn. Tất cả đều nói rằng Netflix có giống một công ty công nghệ và chữ X hay được liên tưởng đến tình dục và phim khiêu dâm. Và cả nhóm đã đúng, sau này khi thành công, thuật ngữ “Netflix and chill” ở các nước Âu Mỹ được coi là một lời mời gọi sex với nhau trong giới thanh niên.
Cuối cùng, sau một ngày suy nghĩ và lấy ý kiến cả nhóm thì tất cả lại chọn Netflix. Marc Randolph nói rằng đó không phải là cái tên hoàn hoản, lại ám chỉ đến sex, nhưng là cái tên phù hợp nhất để bắt đầu.
Netflix được thành lập sau 95 ý tưởng và chỉ ra mắt sau gần 16 tháng hoàn thiện ý tưởng, gọi vốn, chuẩn bị, xây dựng nhóm…
NGƯỜI THÂN VÀ NGAY CẢ NHỮNG NHÂN VẬT CÔNG NGHỆ GIỎI NHẤT CŨNG ĐÁNH GIÁ SAI
“Anh sẽ không bao giờ thành công với ý tưởng này đâu”.
Ban đầu là Reed – đồng sáng lập Netflix với Marc phủ nhận. Sau đó là đến vợ anh cũng nói như vậy. Chưa hết, khi gọi vốn đầu tư hay nhận lời đề nghị mua lại từ các công ty khác, tất cả đều cho rằng Netflix – một công ty tính đến lúc mình viết bài có giá trị thị trường hơn 186 tỉ đô la sẽ chỉ có 1 chút ít thành công mà thôi.
Mùa hè năm 1998, sau vài tháng Netflix đi vào hoạt động thì Amazon đã tiếp cận với lời đề nghị mua lại. Lúc đó Marc và Reed đều rất hứng thú gặp Jeff Bezos, người ít hơn họ vài tuổi nhưng đã thành lập 1 công ty buôn bán trên internet đầu tiên gọi được vốn lên đến 55 triệu đôla.
Sau đó Amazon đưa ra lời đề nghị thâu tóm Netflix với giá dưới 16 triệu đôla. Không tồi cho 1 startup mới hoạt động được vài tháng. Nhưng con số đó lại không làm cho Marc và Reed hài lòng. Họ cảm thấy Netflix còn có khả năng phát triển hơn nữa nên đã từ chối.
2 năm sau vào năm 2000, thời điểm bong bóng Dotcom tàn phá thị trường chứng khoán Mỹ, Netflix cũng đối diện với khó khăn về tài chính và một lần nữa Marc và Reed xem xét việc bán 1 hay toàn bộ Netflix cho Blockbuster – hãng cho thuê băng đĩa lớn nhất thế giới có giá trị thì trường hơn 6 tỷ đô.
Reed đưa ra con số 50 triệu nhưng chỉ đổi lại nụ cười mỉa mai từ phía Blockbuster và lời nói “Các anh sắp toi rồi”. Cuộc đàm phán chấm dứt. Để tồn tại, Netflix đã cắt giảm gần 1 nửa nhân sự và sa thải cả một số nhân viên bắt đầu từ những ngày đầu tiên.
Sau đó Microsoft cũng từ chối hợp tác với Netflix trong lĩnh vực nội dung và công nghệ với lý do “chúng tôi cần các anh để làm gì?”.
Sau này Microsoft đã bỏ lỡ cơ hội để đưa thiết bị giải trí Xbox kết hợp với Netflix đến với các hộ gia đình nhiều hơn. Còn hiện tại, Blockbuster từ 9 nghìn cửa hàng, 60 nghìn nhân viên, giờ chỉ duy nhất 1 cửa hàng còn hoạt động và giá trị thị trường bằng 0.
KHÔNG NÓI TRƯỚC ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA
Đây mới là điều mình muốn truyền tải nhất trong bài viết này: Khi bạn bắt đầu một công ty, nhiều người sẽ nói không bao giờ thành công đâu và cũng biết trước điều gì đã xảy ra.
Và Netflix trong những năm đầu tiên hoạt động, không kể những lần nhận được đề nghị mua lại thì cũng đã trải qua rất nhiều chuyện không thể đoán trước được.
Netflix ngay từ ngày đầu tiên ra mắt đã bị sập máy chủ vì quá tải người muốn thuê đĩa. Netflix ước tính chỉ có khoảng 15-20 người sử dụng dịch vụ trong tháng đầu tiên nhưng thực tế gấp 10 lần như thế.
Netflix ban đầu duy trì cả việc bán lẫn cho thuê đĩa DVD thông qua bưu điện. lợi nhuận năm đầu tiên của bán đĩa là 92 nghìn đô còn cho thuê là 1 nghìn đô.
Nhưng khi cân nhắc việc lựa chọn giữa bán hay thuê sẽ tạo ra bước đột phá sau này hơn thì Netflix đã từ bỏ việc bán đĩa để tập trung vào cho thuê dù lơi nhuận ít hơn 99%. Nhưng khi Amazon và Walmart nhảy vào thị trường bán đĩa, Netflix sẽ chết nếu duy trì việc bán đĩa song song với cho thuê.
Và không thể không nhắc tới vụ đình đám nhất của Netflix là đã giao nhầm 5000 đĩa với giá 2 xu, liên quan đến vụ việc tổng thống Bill Clinton phải trả lời trước Quốc hội về chuyện scandal tình ái thành… phim sex.
Netflix đã gửi thư xin lỗi và bồi hoàn lại 2 xu cộng với đĩa vụ tường trình của Bill Clinton nhưng không ai muốn đổi đĩa cả.
Nhưng đó không phải là mấu chốt thành công của Netflix. Nền tảng giúp cho Netflix tồn tại là đã thành công khi áp dụng 3 ý tưởng 1 lúc :
1. Thư viện đĩa thuê tại nhà. Tức mỗi lần thuê người dùng sẽ có 4 đĩa phim chứ không chỉ là 1.
2. Cho thuê tuần tự. Khi bạn xem xong 1 đĩa, bạn gửi lại đĩa đó cho Netflix thì Netflix sẽ gửi 1 đĩa phim khác theo yêu cầu của bạn.
3. Trả phí theo tháng và không tính phí trả chậm. Với giá 15,99 đô, Netflix cho phép người dùng giữ 4 đĩa phim và đổi bao nhiêu lần cũng được cũng như không phạt khi người dùng trả lại đĩa muộn so với quy định.
Với cách này 90% người dùng ấn vào link quảng cáo trên website Netflix đã sử dụng dịch vụ.
Khi Netflix áp dụng tính năng giao đĩa mới ngay trong ngày hôm sau thì lượt người dùng mới đăng ký tăng đột biến qua sự truyền miệng của các người dùng với nhau. Đó là điều mà Netflix chưa bao giờ nghĩ đến