NGHỊCH LÝ VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NHỮNG THIÊN TÀI

Có một kiểu giai thoại rất phổ biến khi kể về những thiên tài trong mọi lĩnh vực là họ chết trong bất hạnh, nghèo khó và tài năng bị chối từ.

Những ví dụ tiêu biểu là Mozart trong âm nhạc, Vincent Van Gogh trong hội hoạ hay James Joyce trong văn chương.

Nhưng đây không phải là sự thật, mà là sự cắt xén trong tiểu sử và cố tình nâng cao quan điểm của báo chí và truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người đọc, khi hướng tới một câu chuyện về các con người bất hạnh và rồi trở nên bất tử sau này.

Mozart đã từng từ chối rất nhiều lời đề nghị soạn nhạc mà sẽ đem tới tiền bạc cho ông để tập trung sáng tác loại nhạc mà mình muốn. Thậm chí là một lời đề nghị béo bở từ một quý tộc Anh khi đưa ra con số 300 Bảng Anh (Thời điểm đó số tiền này bằng 7-8 năm lương cơ bản dành cho một trí thức) cho hai bản Opera, mà đối với Mozart thì ông chỉ cần vài tháng là sáng tác xong. Nhưng Mozart đã bỏ qua và chấp nhận sống qua ngày bằng cách đi vay lãi.

Vincent Van Gogh không hề chỉ bán được một hay chẳng bán được bức tranh nào trong suốt cuộc đời của mình cả. Thực tế thì với sự giới thiệu, giúp đỡ của em trai và vài người bạn Van Gogh sẽ dễ dàng bán được tranh nếu chịu vẽ theo yêu cầu và phong cách đang được ưa chuộng thời điểm đó. Đôi khi Van Gogh đã làm theo, nhưng rốt cục thứ Van Gogh vẽ ra là thứ chẳng ai chấp nhận trong quá khứ còn bây giờ là kiệt tác.

James Joyce cũng vậy, dù những tác phẩm của nhà văn Iceland rất khó đọc, đụng chạm đến tôn giáo và bị phê phán là tục tĩu nhưng điều đó cũng không làm giới chuyên môn đánh giá thấp tài năng của ông. Có những lời đề nghị giúp đỡ Joyce xuất bản tác phẩm nhưng phải tiết chế và thay đổi phong cách của minh.

James Joyce đáp lại bằng cách chấp nhận làm bất cứ công việc nào, từ nhân viên cho tới thầy giáo để được viết thứ văn chương mình muốn, chứ không phải thứ văn chương độc giả muốn.

Cả ba đều trải qua những năm tháng miệt mài xây dựng kỹ năng để đã đạt tới sự tinh thông trong trong lĩnh vực của mình. Với kỹ năng điêu luyện đó, Mozart hay Van Gogh đều dễ dàng sống sung túc và có lẽ sống thọ hơn chứ không phải chết trước lúc 40 tuổi.

Nhưng sự tinh thông không phải là thứ họ truy cầu trong cuộc đời của mình. Sự đột phá trong lĩnh vực của mình mới là điều mà những con người này muốn đạt tới. Nói cách khác thì họ muốn mình trở là Chúa Trời với khả năng sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật vượt trên cả nghệ thuật.

Mozart, Van Gogh hay James Joyce bắt buộc phải lựa chọn giữa việc dừng lại ở sự tinh thông và kiếm tiền từ kỹ năng của mình, hoặc từ bỏ những phần thưởng từ kỹ năng đó để một lần trong đời chạm tới sự sáng tạo giống như Chúa đã làm và được ghi chép lại trong Sáng thế ký.

Kỹ năng có thể quan trọng hơn đam mê trong thời điểm ban đầu. Nhưng đam mê mới đem tới sự đột phá, và nó còn hơn cả thứ ma tuý tinh khiết nhất khiến một số người từ bỏ tiền bạc, cơ hội, danh phận để theo đuổi. Thậm chí ngay tới sự lãng quên hay cái chết cũng không thể ngăn cản những con người này.

Cuối cùng thì câu hỏi này dành cho bạn.

Bạn chờ đợi gì ở công việc hay đam mê nào mà mình sẽ gắn bó? Sự tinh thông hay phát sét đột phá trong lĩnh vực của mình?

Cả hai đều hấp dẫn, nhưng trước khi đến ngã ba đường đó thì hai thứ bạn cần nhất chính là thời gian và sự kiên nhẫn.

Ảnh: Một trong số những bức tranh Hoa hướng dương đẹp nhất mà Van Gogh từng vẽ. Một trong số bức từng được đấu giá lên tới 42 triệu đôla.

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân