REVIEW BỎ CŨ THAY MỚI – TRẢI NGHIỆM SỐNG VÀ CÁCH ĐẠT ĐƯỢC THÀNH CÔNG CỦA MỘT NGƯỜI BỎ HỌC TỪ CẤP 2 Ở NHẬT BẢN

Đối với một đứa bỏ học từ cấp 2 như mình thì thực sự có một sự đồng cảm rất lớn với những gì mà tác giả Bỏ cũ thay mới – anh Takasi Shiihara cũng là thế hệ 8x như mình chia sẻ.

Shiihara là một người bỏ học cấp 2 ở Nhật Bản, trong những năm tiếp theo Shiihara kiếm tiền bằng cách học và chơi Pachinko chuyên nghiệp – một hình thức cờ bạc ở Nhật. Sau đó Shiihara mở quán ăn và rồi trở thành bloger, diễn giả như bây giờ.

Đầu tiên, mình tìm được điểm chung cốt lõi giữa mình và Takashi Shiihara là “Không tin vào một lựa chọn duy nhất mà đám đông, xã hội – luôn có cách khác, cách mới hiệu quả và phù hợp hơn với cách cũ”. Đó cũng là cốt lõi xuyên suốt trong Bỏ cũ thay mới.

Về cơ bản, Bỏ cũ thay mới phân tích, chia sẻ và muốn bạn thay đổi dựa trên kinh nghiệm và quan sát của tác giả :

1. Cách tư duy, kỹ năng đã đưa bạn tới thành công hiện tại không đảm bảo sự ổn định trong tương lai nếu vẫn cứ áp dụng lại.
2. Sự thay đổi rất đơn giản —> bỏ cái cũ nếu không thấy phù hợp —> thử nghiệm một cách mới —> điều chỉnh, học hỏi từ sách, tham khảo ý kiến tư vấn của những người khác và liên tục hành động cho tới khi thành công thì thôi.
3. Đừng quan tâm đến quá khứ của mình, cũng như chịu sự tác động của người khác, thậm chí là gia đình. Bạn không cần chịu trách nhiệm với ai cả, hãy tập trung vào bản thân trong hiện tại.
4. Trong thời điểm Bỏ cũ thay mới, bạn vẫn phải tương tác với thế giới bên ngoài —> chia sẻ thông tin —> kết nối với nhau —> giúp người khác cùng tiến bộ —> hình thành nên những mối quan hệ mới —> không tỏ ra hiếu chiến chứng tỏ bản thân mình —> điều khiển tâm trạng để giữ sự cân bằng —> điều thú vị sẽ xảy ra.

Với một tư duy Bỏ cũ thay mới như thế, Takashi Shiihara từ một cậu bé tỉnh lẻ chỉ học hết cấp 2 đã trở thành một chuyên gia Pachinko có thể kiếm tới 2 triệu yên 1 tháng tương đương 420 triệu đồng. Sau đó Shiihara mở chuỗi quán ăn, viết blog và trở thành chuyên gia đào tạo đồng thời là một người viết sách. Anh chia sẻ rằng, mọi thứ mình làm được đều không có sẵn, cũng như chính anh tưởng tượng mình sẽ trở thành một con người như bây giờ. Nhưng vì luôn đạt bản thân khỏi vùng an toàn, coi việc học hỏi, bỏ cũ thay mới là đường nhiên .

Shiihara cũng cho rằng năng lực giữa người với người gần như không có sự chênh lệch -> mục tiêu khác nhau sẽ dẫn tới kết quả khác nhau -> thành công phụ thuộc vào sự tập trung -> tập trung đem lại bản sắc riêng của mỗi người -> bạn kiếm tiền được là nhờ định vị bản thân thông qua bản sắc riêng của mình.

Vậy phải Bỏ cũ thay mới từ đâu, bằng cách nào để nhận biết được điều đó?

Shiihara phân biệt hai dạng tâm trạng Chán ghét và Sợ hãi để đưa ra quyết định nên hay không nên làm bất cứ chuyện gì.

– Điều bạn chán ghét = Từ chối, không thực hiên nó.
– Điều bạn sợ hãi = hành động, ngay lập tức.
– Chán ghét = NO, Sợ hãi = GO.

Mình hiểu ý của tác giả khi phân tích như vậy vì Chán ghét là thứ bạn làm mà chẳng có hứng thú nào, còn Sợ hãi là trạng thái bạn cảm thấy mình bước ra khỏi vùng an toàn, cảm thấy rủi ro trước một việc bạn nhận ra là mình có thể làm nhưng chưa biết đúng hay sai. Chán ghét chắc chắn không dẫn tới đâu cả, còn Sợ hãi thì hứa hẹn một điều gì đó sẽ xảy ra nếu bạn hành động.

Cuối cùng, Shiihara khuyên rằng đừng bao giờ chờ đến lúc bạn giỏi hơn thì mới Bỏ cũ thay mới —> Ngay bây giờ, hành động với tất cả nguồn lực bạn có. Người có thể vận dụng tốt những nguồn lực mình có, là người tạo ra sự khác biệt.

4/5 cho Bỏ cũ thay mới.
#reviewsach

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân