REVIEW SÁNG TƯ DUY TẠO Ý TƯỞNG

 

“Nếu ai đó nói bạn không có khả năng sáng tạo, hãy bơ đi mà sáng tạo”.

Bernhard Schroeder là một chuyên gia marketing đã từng hợp tác với Nike, Amazon, Mercedes-Benz… trong việc sáng tạo ra các chiến dịch, nội dung tiếp thị sản phẩm. Với hơn 30 năm trong nghề, đã từng xuất bản những cuốn sách liên quan đến marketing và sự sáng tạo, tạo dựng doanh nghệp toàn cầu và giảng dạy về sáng tạo, Bernhard Schroeder đúc kết ra những điều kiện (không phải tố chất) sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp, công ty sáng tạo hơn mỗi ngày.

Cụ thể hơn, đối với 1 cá nhân muốn sáng tạo hơn mỗi ngày phải duy trì một tư duy cầu tiến và tiến bộ, sẵn sàng học hỏi, kiên nhẫn quan sát, tìm hiệu, đặt câu hỏi về một vấn đề hay giải pháp đã có nhưng chưa tối ưu.

Bernhard Schroeder lấy ví dụ như Apple tạo ra ipod tối ưu hơn các thiết bị nghe nhạc khác và iPhone dễ sử dụng hơn so với những smartphone lúc đó. Ngoài ra sự quan sát từ các tiện ích, giải pháp đã có để tìm ra những điều nhỏ bé tưởng như không có gì bất bình thường lại tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ trị giá tỉ đô như Dropbox, Uber, Whatapp…

Và đối ngược lại với tư duy cầu tiến là tư duy bảo thủ tin rằng trí thông minh cùng kỹ năng giải quyết vấn đề là chuyện của di truyền, chủng tộc hay môi trường sống và né tránh việc làm những việc mình chưa bao giờ làm. Tư duy bảo thủ là liên tục có sự biện minh cho các vấn đề và cảm thấy an toàn, thoải mái trong giới hạn của mình.

Trong cuốn Sáng tư duy tạo ý tưởng, Bernhard Schroeder liệt kê bốn cốt lõi hình thành một lối tư duy sáng tạo từ cá nhân, nhà khởi nghiệp, lãnh đạo công ty hay tập thể gồm :

1. Tư duy : Bạn phải tin mình có khả năng sáng tạo từ sự cầu tiến, kiên nhẫn trong công việc và niềm đam mê của mình.

2. Môi trường : Là nơi mà lãnh đạo khuyến khích sự sáng tạo, không sợ sai lầm, tranh cãi để tìm ra ý tưởng tốt nhất. Đó phải là nơi nuôi dưỡng nền văn hoá không phân biệt vị trí, cấp bậc giữa con người với nhau và điều quan trọng nhất là các ý tưởng giúp ích cho sự phát triển của công ty dựa trên các ý tưởng mới chứ không phải là quyển lực hay thâm niên làm việc.

3. Nơi làm việc : Là một nơi với không gian mở, nhiều màu sắc, mỗi nhân viên đều có quyền bố trí chỗ làm việc của mình theo sở thích riêng, không áp dụng nhiều luật lệ từ giờ giấc đến số lượng ngày nghỉ

4. Các công cụ tư duy tập thể : Bernhard Schroeder cho rằng khái niệm này tất cả các công ty và nhà lãnh đạo đều biết, nhưng đang làm sai hoặc không rốt ráo đến cùng. Ông liệt kê 7 phương pháp động não và tư duy tập thể mà ông đang áp dụng trong doanh nghiệp của mình cũng như giảng dạy ở lớp học sáng tạo trong trường đại học San Diego.

Sáng tạo và tư duy không phải là một sách thực sự mới hay thú vị nói về việc sáng tạo. Nhưng mình nhìn nhận giá trị của cuốn này nằm ở việc giúp cho cá nhân mình nhìn rõ về “Sáng tạo và ý tưởng có mặt ở khắp mọi nơi”, “Vấn đề quan trọng hơn ý tưởng”, “Khách hàng là thước đo đánh giá tốt nhất ý tưởng của bạn” cũng như việc “Quan sát thật kĩ, đặt ra nhiều hỏi hết sức có thể cho 1 vấn đề hay 1 ý tưởng bạn theo đuổi”.

Quan trọng nhất, Bernhard Schroeder đã chỉ cho mình thấy giá trị của việc “Giới hạn thời gian suy nghĩ và thực hiện 1 ý tưởng” là điều cốt lõi để thực sự biết ý tưởng đó sẽ đem lại cái gì hay không và việc hãy vẽ vào sổ khi tìm kiếm ý tưởng. Bernhard Schroeder cho rằng việc vẽ sẽ thúc đẩy khả năng liên kết các mảnh rời rạc của ý tưởng bạn đang tìm còn tốt hơn cả việc ghi chép hay viết ra ý tưởng.

Nhìn chung, Sáng tư duy và tạo ý tưởng là một cuốn sách khuyến khích mọi người tìm kiếm sự sáng tạo trong tất cả mọi ngành nghề, công việc chứ không chỉ riêng các công ty công nghệ. Nhưng đối với mình, dựa trên những quan sát và kết luận của Bernhard Schroeder lại đến từ các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Pixar, Apple, Netflix… Vì chỉ có các công ty công nghệ mới chú trọng đến văn hoá sáng tạo và không gian mở, tối ưu cho năng suất làm việc của nhân viên.

Kết luận việc thúc đẩy sáng tạo và hướng đến một môi trường sáng tạo, thì các công ty công nghệ vẫn đang làm tốt nhất khi nhìn vào số lượng những cái tên trong top Nơi làm việc lý tưởng nhất và Các công ty có trá trị cao nhất thế giới hiện tại

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân