17/1/2021

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT…

GHI CHÉP NÀY DÀNH LÀ CHO BẠN

1156-1160

1156. Bạn không thể thiền một phần vì bạn thở không đúng. Sau khi hít vào, hãy nén hơi thở xuống dưới, làm sao cho thành bụng căng lên và giữ yên như thế một lúc. Sau đó ra càng chậm, càng đều càng tốt, sau khi nghỉ một chút, hít nhanh khí vào lại – hít thở như thế đều đều mà sau một thời gian sẽ tìm thấy một nhịp điệu.

Nếu làm đúng, bạn sẽ thấy việc thiền càng ngày càng dễ. Vì với cách thở này, bạn sẽ khám phá nguồn gốc của mọi sức mạnh tâm linh, không những thế mà còn đạt được một điều là nguồn suối này sẽ tuôn chảy phong phú hơn.

1157. Một thiền giả “rất coi trọng việc thở ra chậm rãi, nhẹ nhàng và đều đặn; ông kiểm soát nó bằng cách lúc thở phát ra thành một thứ tiếng trầm. Khi hơi thở và thứ tiếng đó ngưng hẳn mới được hít vào. Thiền giả nói, hơi hít vào có chức năng hình thành định hình, giai đoạn giữ hơi là khi mọi sự diễn biến chân chính và hơi thở ra là sự thành tựu và chấm dứt.

1158. Người được gọi là đạo sư cho thấy mối liên hệ giữa hít thở và thuật bắn cung, rõ là tập luyện hít thở không phải chỉ để hít thở. Quá trình nhất quán của phép giương cung và bắn tên được chia ra nhiều giai đoạn: cầm cung, lắp tên, đưa cung lên, kéo dây và giữ tư thế trong độ căng cao nhất và cuối cùng là buông tên. Mỗi giai đoạn đó đều bắt đầu bằng hít khí vào, được thực hiện bằng quá trình ép khí và chấm dứt bằng hơi thở ra. Tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên.

1159. Thiền và bắn cung giống nhau ở điểm đều chế ngự hơi thở của mình. Vì thế, mặc dù quá trình được chia làm nhiều giai đoạn, tất cả đều diễn ra như một biến cố, hoàn toàn sống từ mình và trong mình.

1160. Khi thiền cũng bỏ luôn suy nghĩ là mình đang thiền đi, hãy chỉ nghĩ đến hơi thở thôi, làm như không có việc gì khác để làm ngoài việc thở.

Photo MarinaGrethen

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân