3/2/2021

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT…

GHI CHÉP NÀY DÀNH LÀ CHO BẠN

1241-1245

1241. Vô Vi của đâu phải không làm gì cả, mà thi hành cái đạo của Trời một cách thản nhiên, vô cầu. Không phải chỉ vô cầu, mà còn “vô tâm” nữa như Đạo. Nhưng, dù có “làm” cũng “làm” một cách hồn nhiên, không bôn chôn, không hối hả, từ từ như trăng lên, như hoa nở âm thầm lặng lẽ…

1242. Đến chỗ cùng cực HƯ KHÔNG, mới giữ được lòng hết sức THANH TỊNH : vạn vật đều do nơi đó mà sinh ra. Rồi ta lại thấy tất cả đều quay về. Ôi, vạn vật trùng trùng… vật nào rồi cũng quay về cội rễ của nó. Trở về cội rễ, nên gọi là TỊNH, nên gọi là PHỤC MẠNG. Trở về với MẠNG, nên gọi là THƯỜNG. Biết rõ đạo THƯỜNG là sáng; không rõ đạo THƯỜNG mà làm liều là gây hung họa.

1243. Có hiểu được hai chữ HƯ VÔ mới hiểu rõ được tại sao cái SINH nằm trong cái TỬ, cái TỬ nằm trong cái SINH; cái CHÂN nằm trong cái GIẢ, cái GIẢ nằm trong cái CHÂN; cái HƯ nằm trong cái THỰC, cái THỰC nằm trong cái HƯ; cái PHÚC nằm trong cái HỌA, cái HỌA nằm trong cái PHÚC; cái LOẠN nằm trong cái TRỊ, cái TRỊ nằm trong cái LOẠN…

1244. Nghe rõ được trong chốn vô thinh, thấy rõ được trong chốn mờ mờ, nghĩa là nghe thấy được trong những chỗ gọi là vô thinh vô sắc. Trong chốn mờ mờ của vô sắc, họ thấy rõ cái ánh sáng của ĐẠO, trong chốn im lìm của vô thinh, họ thấy rõ cái nhạc điệu thái hòa của tất cả mọi cuộc xung đột và mâu thuẫn trên đời.

1245. Trong chốn Vô Thinh có một Âm-thinh, trong Âm-thinh đó có một Tiếng Nói. Đó là Tiếng Nói của VÔ THINH.

Photo Paulrosolie

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân