30/10/2021

5 GHI CHÉP MỖI NGÀY 30/10/2021
 
1676-1680
 
1676. Mọi sự vật mà chúng ta thật sự nhìn thấy đều tồn tại theo một nghĩa nào đó và, trong mối quan hệ giữa chúng ta với chúng, chúng ta sẽ khám phá ra rằng chúng sẽ mạch lạc nếu có được tư duy đúng đắn. Nhưng cái nền tảng của sự vật nằm ở tầng sâu hơn nhiều. Ít nhất nó nằm trong cấu trúc vật chất, cấu trúc này bền vững hơn nhiều so với tư duy về nó. Và rồi vượt qua cấu trúc vật chất sẽ đến một cấu trúc khác, có thể bền vững thậm chí vô tận so với cấu trúc vật chất đó, hay là có thực chất hơn nó nhiều.
 
1677. Vậy trí tuệ có thể là “mặt bên kia” của cùng một sự vật ấy – cái mà chúng ta gọi là năng lượng là một mặt, còn mặt kia là trí tuệ. Tức là năng lượng bị tràn ngập bởi một loại trí thông minh, có lẽ là sự nhìn thấu, hay là những tri giác sâu hơn về sự thật. Đây chỉ là một gợi ý.”
 
1678. Chúng ta nhìn thấy cầu vồng nhưng cái mà chúng ta nhìn thấy thực chất chỉ là những giọt nước mưa và ánh sáng – đó là một quá trình. Tương tự, cái mà chúng ta thấy là một bản ngã, nhưng cái ta có chỉ là hàng loạt ý nghĩ diễn ra trong ý thức. Chúng ta đang phóng chiếu cái bản ngã, nhưng thật ra đó chỉ là một cái cầu vồng, lên cái phông nền của ý thức. Nếu bạn bước đến gần cái cầu vồng, bạn sẽ không bao giờ đến được.
 
1679. Bất kì cái gì bạn muốn nói qua hai chữ “bản ngã của mình” đều có thể lộ ra. Tra theo từ điển thì nghĩa cơ bản của chữ “bản ngã” là “tinh hoa” – là bản chất của bản chất. Người ta gọi nó là bản chất thứ năm. Trong thế giới cổ đại cho rằng có bốn bản chất, rồi về sau người ta thêm bản chất thứ năm vào, nó là bản chất của vạn vật. Ý ở đây muốn nói “bản thân” sự vật hay sự việc chính là bản chất của nó.
 
Do đó, cái bạn muốn nói qua hai chữ “bản ngã của mình” cũng chính là bản chất đích thực của bạn. Bạn bảo: có cái “tôi” là ta đây, là chủ thể, rồi có cái “tôi” là đối tượng, rồi lại có cái “bản ngã của tôi” – “bản ngã” chính là bản chất mà cả cái “tôi” này lẫn cái “tôi” kia lấy làm nền tảng. Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ kiểu đó sẽ khiến nảy sinh những sự biểu hiện dễ nhầm với thực tại.
 
Dù bản ngã có là cái gì thì ta cũng không biết bản chất của nó bản chất của nó nhưng bản chất đó lại thường xuyên tự bộc lộ mình.
 
1670. Cốt yếu là phải xóa sạch cái tư duy cho rằng ta là cái gì đó có giới hạn và đã được biết. không phải là cái có giới hạn và đã được biết. Không có cái gì là cái có giới hạn và đã được biết cả; khả quan nhất thì nó cũng chỉ có thể là một sự trừu tượng hóa hay một sự biểu hiện mà thôi. Cái thực tại này không thể là cái đó được.
Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân