1556-1560
1556. Không phải là tất cả đều kết thúc bằng cái chết à. Nó phụ thuộc vào việc bạn định hiểu “tất cả” là thế nào. Vũ vũ trụ không kết thúc bằng cái chết. Cái vũ trụ hiện nay tự nó có thể thay đổi, nhưng bên ngoài đó có thể còn có cái gì hơn thế nữa. Bởi thế nếu muốn cho chính xác hơn thì phải nói rằng bất kì một sự vật riêng lẻ nào cũng đều sẽ kết thúc bằng cái chết.
1557. Bài toán về cái chết dài dòng và tế nhị. Còn trước mắt chỉ có thể nói rằng bất kì một cấu trúc vật chất nào đều luôn biến đổi, và không thể tồn tại vĩnh viễn. Chúng ta cần tự hỏi xem liệu thái độ của chúng ta đối với cái chết có mạch lạc hay không? Còn nếu chỉ hỏi riêng rằng cái chết có mạch lạc hay không thì chẳng có ích gì; cái chết chỉ là một sự kiện. Thế nhưng thái độ của ta thì có thể là không mạch lạc; biết đâu vì vậy mà ta cứ bị cái chết luôn quấy nhiễu.
1558. Không có thứ tiêu chuẩn nào duy nhất cho sự mạch lạc cả, nhưng bạn lại phải nhạy cảm đối với sự không mạch lạc. phép thử đối với sự không mạch lạc chỉ có được khi bạn xem những kết quả bạn đạt đến có đúng theo ý muốn của bạn không mà thôi.
1559. Sự không mạch lạc là khi ta có hai thứ mà thứ này đối lập lại với thứ kia. Bạn có thể xem nó giống như là mâu thuẫn, là xung đột, là rối loạn. Sự mạch lạc được cảm nhận là sự hòa điệu, là trật tự, là cái đẹp, là cái thiện, là chân lí, là tất cả những gì mà mọi người đều mong muốn.
1560. “Bạo lực” là một dạng của sự không mạch lạc. Nơi nào không cần đến sức mạnh mà bạn cứ cố tình sử dụng sức mạnh thì đó là không mạch lạc. Chẳng hạn, nếu có một vấn đề nảy sinh ra trong tư duy, bạn dùng sức mạnh để cố giải quyết nó, điều đó là không cần thiết. Do đó, ý đồ giải quyết các vấn đề xã hội bằng sức mạnh là không mạch lạc, bởi vì tất mọi vấn đề đều nảy sinh ra trong tư duy. Và bạo lực thì không bao giờ có thể giải quyết được trong tư duy.
Photo : IG