5 GHI CHÉP MỖI NGÀY 26/9/2021

1561-1565

1561. Không có thứ tư duy nào hoàn toàn mạch lạc cả. Bản tính tự nhiên của tư duy nằm ở chỗ nó không phải là hoàn chỉnh. Rồi đây ta sẽ thảo luận về vấn đề này. Nhưng khi phát hiện thấy có sự không mạch lạc thì thái độ của ta có thể hoặc là Không có thứ tư duy nào hoàn toàn mạch lạc cả. Bản tính tự nhiên của tư duy nằm ở chỗ nó không phải là hoàn chỉnh.Nhưng khi phát hiện thấy có sự không mạch lạc thì thái độ của ta có thể hoặc là vận động hướng đến sự mạch lạc, hoặc là bảo vệ sự không mạch lạc.

1562. Ghen tị là dấu hiệu của sự không mạch lạc. Nó là sự so sánh với ai đó và bảo rằng anh hay cô ta có cái gì đó mà mình đang cần hoặc đang muốn có. Và sau đó lại bảo rằng việc này làm mình khó chịu. Trong bất kì trường hợp nào như thế, bạn đều thấy rất bứt rứt và tự nhủ “chỉ còn cách có được những gì người kia có thì mình mới lấy lại cảm giác bình an và thoải mái mà thôi”. Tiềm năng gây ra sự ghen tị là một bộ phận không thể thiếu được của bộ não, nhưng sự ghen tị không nhất thiết phải thường xuyên được thể hiện bằng hành động thực tế. Một khi ta bắt đầu nhìn thấy được quá trình hình thành sự ghen tị, thi sự ghen tị có thể chấm dứt.

1563. Những hành động không mạch lạc của bạn chính là những phản xạ. Bạn không thực hiện chúng một cách có mục đích. Bạn không biết rằng bạn đang thực hiện chúng. Giống như kiểu, dù bạn có thích hay không thì khi bị gõ, đầu gối bạn cũng giật một cái. Hệt thế, khi có gì đó chạm vào những điều kiện gây phản xạ, bạn cũng giật lên một cái. Nó tạo ra những kết quả mà bạn không mong muốn. Như vậy ý bạn thì muốn có “A”, nhưng những cú giật mang tính phản xạ lại cho bạn “B”. Và bạn bảo: “Tôi không muốn B đâu”. Bạn không biết nó từ đâu đến, nên bạn đấu tranh chống lại “B”, trong khi bạn vẫn giữ cái phản xạ đã sinh ra “B”.

1564. Chúng ta sẽ phải thay đổi các phản xạ bằng cách nhận thực ra được bàn chất của nó nhưng thế chưa đủ. Bằng cách nào đó bạn phải đào bới sâu hơn; phải cần thêm một cái gì đó để có thể đạt được một nhận thức sâu sắc đến độ chạm được vào các phản xạ, sau đó quá trình tư duy sẽ phải thay đổi. Nhưng thông thường thì nhận thức bao giờ cũng là một nhận thức thành văn, hoặc một nhận thức mang tính trí tuệ, hoặc một hình ảnh. Điều đó không có nghĩa là không có giá trị, nhưng có nghĩa là còn quá trừu tượng.

1565. Mọi người có thể thấy những việc mình đang làm là sai, nhưng sau đó, khi không còn chú tâm, họ lại thấy dù sao thì cũng chính họ vẫn đang tiếp tục làm những việc ấy. Và lí do của nó rất đơn giản: hệ thống này bao gồm một tập hợp các phản xạ, và đó chính là những gì mà các phản xạ làm. Chẳng hạn, bạn thường đánh răng vào buổi sáng theo một thói quen. Nhưng còn khối việc bạn có thể bắt tay vào làm, nhưng cũng chỉ do thói quen thôi chứ chẳng phải đúng lúc đúng chỗ. Rồi nếu chú tâm vào đó một chút bạn sẽ thấy chúng chả có tác dụng gì, và bạn sẽ bảo: “Thế này là không mạch lạc”. Rồi bạn dừng lại.

Do đó, chúng ta cần đến sự chú tâm. Và nếu ta nghĩ về những tư duy bằng cách xem chúng như những phản xạ, thì điều đó sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về hệ thống và đồng thời cũng sẽ bắt đầu hướng ta tới một cấp độ khác. Quá trình tư duy cũng có mang tính hóa học: nhưng nó ở một cấp độ tinh vi và trừu tượng hơn nhiều – phần trí tuệ của quá trình tư duy không trực tiếp động chạm đến các phản xạ.

Photo: lawstorygoe

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân