5 GHI CHÉP MỖI NGÀY 27/9/2021

1566-1570

1566. Sự chú tâm là một tiềm năng đưa bạn đi xa khỏi giới hạn của bản thân, và có những loại chú tâm sẽ đưa chúng ta đi sâu hơn, nhưng kiểu chú tâm giúp bạn tiến bộ vượt bậc không đến từ văn hoá hay tư duy của hệ thống đang vận hành.

1567. Đừng để bạn bị dẫn dắt bởi những ý niệm không mạch lạc vốn nằm sẵn trong hệ thống phản xạ của mình, thì ta sẽ đi sai đường. Và rồi ta cũng không có cách gì để không sai đường lạc lối cả, vì những ý niệm không mạch lạc đó vốn đã nằm sẵn trong hệ thống phản xạ của mình. Do đó, bước đầu tiên là phải xem xem có những ý niệm nào khác mạch lạc hơn không. Sau rồi ta mới thử xem có gì đó có thể động chạm được đến các phản xạ hay không, bởi vì nếu không có cách nào tác động được đến chúng thì chúng ta bế tắc.

1568. Một trong những tư duy mạnh nhất mà mọi người có được là tư duy về tính tất yếu. Nó còn hơn cả tư duy nhiều. Từ “tất yếu” có nghĩa là “không thể khác” và gốc Latin của nó có nghĩa là “đừng nhân nhượng”. Nó khơi gợi một thái độ cưỡng lại, kìm lại, về mặt cảm xúc lẫn mặt cơ lí. Đó là mặt trái của hệ thống phản xạ: khi bạn nói “không thể khác” thì thực chất là bạn muốn nói “Nó vốn phải như thế này. Tôi phải giữ nguyên nó như thế.” Bạn có một chỗ dựa vững chắc. Cái gì đã gọi là tất yếu thì có một sức mạnh rất lớn mà bạn không làm nó suy chuyển được.

Tuy nhiên bạn vẫn được quyền nói: “Tôi phải làm cho nó suy chuyển.” Như vậy là ta thiết lập một trật tự của sự tất yếu khi bảo rằng: “Cái này phải chuyển ra, nhường chỗ cho cái kia, còn cái kia phải nhường chỗ cho cái nọ.”

Khái niệm về tính tất yếu này là một khái niệm then chốt đối với toàn bộ trật tự của tư duy.

1569. Đối lập với tất yếu là ngẫu nhiên. “Ngẫu nhiên” có nghĩa là “cái có thể khác”. Nếu cái gì đó có thể khác đi, thì việc cố gắng thay đổi nó mới có một ý nghĩa. Nếu nó không thể khác, thì việc cố gắng thay đổi nó liệu còn có ích gì? Điều này sẽ có một tác động vô cùng lớn lao. Nếu bạn nghĩ một việc gì đó là không thể làm được, có nghĩa là bạn đã đưa tính tất yếu vào bằng cách nói rằng cái đó tất yếu không thể làm được.

Do đó, bạn không thể làm được và bạn cũng chẳng cố làm. Như vậy, việc coi cái gì đó là bất khả rất có thể đưa bạn vào bẫy khiến cái đó trở thành dưởng như bất khả.

1570. Khái niệm về tất yếu và ngẫu nhiên luôn vận động. Ai ai cũng đều thường xuyên sử dụng nó mà không nghĩ nó là như thế; nó trở thành một phần trong những phản xạ của ta. Và đây là điều quan trọng, vì nó còn gắn liền với ý niệm của ta về thực tại – không thể gạt bỏ những gì là có thực. Chúng sẽ cưỡng lại đôi chút để duy trì sự tồn tại; chúng phải dội lại thế nào đó… Vậy là đối với thực tại ta có nhiều cách để thử.

Những gì ta coi là thực thì ổn định, chúng cưỡng lại, chúng có một kiểu tính tất yếu nội tại nhằm tự duy trì. Toàn bộ ý niệm về thực tại gắn chặt với quan niệm về tính tất yếu, như trong ví dụ vừa nêu: nếu tay bạn xuyên thụt qua con tàu thì đấy là dấu hiệu cho thấy nó không phải là thực.

Photo: tanya bonya

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận