1401-1405
1401. Những người học tập hiệu quả nhất hiểu được vai trò của cường độ học tập đối với hiệu suất và vì vậy, họ đã làm mọi cách để tối đa hóa sự tập trung – giảm đáng kể thời gian bắt buộc để chuẩn bị cho các bài kiểm tra hay viết bài nghiên cứu, mà không làm giảm bớt chất lượng kết quả của mình.
1402. Nếu tin vào sự tập trung, bạn sẽ thấy thói quen này rất có ý nghĩa: Thông qua việc tối đa hóa cường độ làm việc, bạn đã tối đa hóa được những thành quả mà bạn tạo ra trên mỗi đơn vị thời gian làm việc.
1403. Vấn đề đối với chiến lược đa nhiệm này là khi bạn chuyển từ Nhiệm vụ A nào đó sang Nhiệm vụ B, bạn sẽ không ngay lập tức chú ý đến B mà vẫn còn mắc kẹt tâm trí trong nhiệm vụ A. Việc làm đa nhiệm gây ra tình trạng thặng dư sự chú ý và khiến nhiệm vụ tiếp theo được hoàn thành một cách tồi tệ. khi chuyển đổi nhiệm vụ có hiệu suất thấp hơn ở nhiệm vụ tiếp theo, và phần thặng dư càng nhiều thì hiệu suất càng thấp.
1404. Khái niệm thặng dư chú ý giúp giải thích vì sao công thức cường độ lại đúng, đồng thời nó còn giải thích được hiệu suất của bạn. Thông qua việc thực hiện một nhiệm vụ khó trong một khoảng thời gian dài mà không chuyển đổi, bạn sẽ giảm bớt tác động tiêu cực của thặng dư chú ý xuống mức tối thiểu, và cho phép bạn tối đa hóa hiệu suất cho nhiệm vụ đơn lẻ này. Nói cách khác, khi bạn tự cô lập bản thân trong nhiều ngày để tập trung vào bài luận, học một cái gì mới, mức độ hiệu quả công việc của bạn sẽ cao hơn so với chuẩn mực thông thường.
1405. Khi lùi lại một bước để đánh giá sự việc dưới góc nhìn cá nhân, chúng ta sẽ thấy một lập luận rõ ràng: Để tạo ra sản phẩm ở mức xuất sắc, bạn cần dồn toàn bộ sự tập trung vào một nhiệm vụ và không được phân tâm trong một thời gian dài. Nói cách khác, hình thức làm việc có thể tối ưu hóa hiệu suất của bạn chính là làm việc sâu. Nếu không thấy thoải mái khi chìm đắm trong công việc suốt một thời gian dài, bạn sẽ khó có thể đạt được mức hiệu suất cao nhất để tăng cường chuyên môn.
Photo clumsy.words