LỐI ĐI NHỎ TRONG BỆNH VIỆN LỚN

*Truyện viết về 1 gã ngủ ít bị cộng đồng đưa vào viện cách ly, 1 tay bác sĩ đầy triển vọng và 1 em y tá tóc bạch kim thích màu hồng.

“Giấy tờ hợp lệ. Tất cả vỗ tay chào đón bệnh nhân mới nào”. Một nữ bảo vệ với nụ cười phúc hậu cùng một thân hình quá khổ trong bộ đồng phục thân mật tươi cười chào đón tôi kèm mấy cái vỗ vai tôi bộp bộp khá rát và đau.

Những tràng vỗ tay theo từng hồi của chục nam nữ nhân viên khác vang khắp đại sảnh đón tiếp của bệnh viện Ám Thị dành cho tôi. Làm bản thân tôi cảm thấy mình là một nhân vật quan trọng chứ không phải là một bệnh nhân. Sau đó những nhân viên, bác sĩ trong bệnh viên hát vang một khúc ca được sáng tác riêng cho nơi này.

” Đây là nơi vứt bỏ mọi niềm ưu phiền
Đây là nơi sẽ chẳng còn nhớ đến quá khứ ảm đạm
Đây là nơi bắt đầu sự tươi vui vĩnh viễn

Hỡi các bệnh nhân, khi tới đây hãy mặc vào chiếc áo này.

Chiếc áo sẽ đem bạn tới suối nguồn hạnh phúc”.

Sau đó, họ đứng trò chuyện, hỏi han tôi vài điều đủ lâu để nhớ phân nửa họ tên những con người thân thiện này khi nhìn vào bảng hiệu nhỏ gắn trên ngực áo.

Tôi có mặt ở bệnh viện Ám Thị vào tầm giờ chiều trong ngày, sau khi đã phải chạy vắt chân lên cổ, qua lại hai bệnh viện khác để lấy giấy chuyển viện lên đây. Trong đó xác nhận tôi là một “Bệnh nhân làm việc 18 tiếng một ngày mà không cảm thấy mệt mỏi hay đau ốm gì. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân, có dấu hiệu nặng hơn, cần một phác đồ điều trị toàn diện hơn bằng thuốc men và các bài trị liệu tinh thần. Đây là chứng bệnh lạ, chưa xác định được cách chữa trị và không loại trừ khả năng có thể lây lan với cộng đồng…”

Bệnh viện ở Quận khẳng định bó tay với tôi, vì thế tôi khoác balo bên trong đựng laptop cùng mấy bộ quần áo và chiếc tai nghe màu trắng đã ngả màu chuyển lên ngay bệnh viện Ám Thị trong buổi chiều. Tôi cảm thấy mình ổn, nhưng những người xung quanh thì không. Hàng xóm của tôi đã bí mật bỏ phiếu,viết đơn kiến nghị vì lý do tôi sống và làm việc một cách không bình thường. Họ lo ngại rằng tôi là một mầm bệnh, một loài siêu vi rút gây đột tử hàng loạt.

Giấy tờ hợp lệ nhưng tôi vẫn phải đợi tầng này xin xác nhận của tầng khác. Tầng khác nữa
lại phải chờ đích thân khoa trưởng ký một chữ vào mẩu giấy chi chít các chữ ký khác và dấu đỏ.

Trong khi đợi, tôi ngồi xuống một ghế chờ, chiếc ghế in số 12 màu xanh trong hàng ghế chờ ngay bàn đợi làm thủ tục. Tôi được mời một cốc nước ấm, nó không màu nhưng có mùi thơm nhẹ. Khi nhấp môi uống, mùi thơm đó toả ra cả một cung bậc lay động từ gốc tới ngọn của vị giác.

Một bản nhạc Baroque vang lên với âm lượng vừa phải, tiếng nhạc du dương khiến tôi cảm thấy rất buồn ngủ đến mức gục xuống ngủ ngay bây giờ cũng được. Lâu lắm rồi tôi mới lại buồn ngủ như vậy. Đây không phải là cơn buồn ngủ mà tôi đã cố gắng làm quen khi mỗi ngày chỉ ngủ đúng 3 giờ đồng hồ.

Mắt tôi trĩu nặng, lúc mở lúc khép khi cố gắng chống cự lại. Tôi biết mình sẽ ngủ ngay lúc này, nhưng chắc chắn có một thứ tác động đến tôi, có thể là bản nhạc nhẹ nhàng đang phát hoặc khung cảnh vắng bóng người lui tới trong bệnh viện

Tôi đứng dậy, ưỡn ngực hít thở vài lần, đi về phía cửa kính trong suốt, chạy dọc khắp hành lang nhìn về phía cổng chính bên ngoài. Có một điểm khác lạ khi nhìn từ chỗ tôi đứng đưa mắt quan sát toàn cảnh bên ngoài. Chỉ có đúng mỗi một lối dẫn vào bệnh viện Ám Thị được kẻ vạch chia thành hai làn. Một làn lớn hơn, làn còn lại chỉ bằng một phần tư. Làn lớn dẫn vào bệnh viện, chốc chốc có người đi qua đi lại.

Làn nhỏ từ bệnh viện đi ra, cỏ dại mọc um tùm trông xơ xác như cả trăm năm chưa có ai cất bước đi trên đó. Một sự bất cân xứng đáng kinh ngạc, nhưng chỉ nhận được sự hờ hững của những con người xung quanh. Ngoài tôi ra, chẳng có ai thiết tha để ý tới. Những bệnh nhân mới thì đang bị thôi miên bởi những câu hát chào mừng. Còn các nhân viên từ bác sĩ, y tá và bảo vệ thì lại cặm cụi, tập trung vào công việc của mình.

Tôi không biết những gì mình thấy là thật hay ảo ảnh trong lúc mắt tôi nhá nhem và nặng trịch như có tảng đá lớn đè lên, hơn cả trăm năm không ngủ, ý thức bị đánh bại hoàn toàn khi cơ thể tôi buông xuôi khi cơn buồn ngủ bất thình lình ập tới. Một y tá trẻ, nhanh nhẹn, đeo khẩu trang trắng kín bưng, che giấu cả hơi thở rất nhẹ của mình. Ở cô toát ra mùi khử trùng hăng hắc bồng bềnh trong bầu không khí đang tràn ngập tiếng hát của đám bác sĩ luôn thường trực nụ cười trên môi.

Cô quan sát tôi và cô cũng thấy rõ là tôi sắp nằm vật ra giữa sảnh bệnh viện đến nơi rồi. Trong cơn nhá nhem, tôi không thể nhận rõ cô ấy trông như thế nào ngoài mái tóc ngắn màu bạch kim (hoặc tôi nhầm)quá cổ đúng một đốt ngón tay cùng tiếng chân của cô vang lên theo một nhịp đều đều như một bản nhạc ít điểm nhấn.

Đó là những gì tôi có thể nhớ và hình dung lại trước khi cơn buồn ngủ quật ngã một cách bất ngờ như phát súng hạ gục Kennedy và Lincoln đang lúc ở trên đỉnh cao quyền lực.
….

Tôi thức dậy vào buổi đêm sau khi đã ngủ một giấc từ chiều muộn cho tới 1 giờ sáng hôm sau. Tức là bây giờ.

Tôi đang ở trong một phòng riêng khép kín Với ánh đèn vàng dịu mắt. Phòng hẹp và nhỏ nhưng sáng sủa, mọi thứ từ giường nằm đến cốc uống nước đều mới tinh và được lau chùi thường xuyên. Chỉ có tôi là lệch tông và không phù hợp như một điểm nhấn sai lầm trong căn phòng này.

Tôi ngủ rất ít, mỗi lần chỉ chợp mắt 30 phút sau 5 tiếng đồng hồ, nghĩa là chỉ hơn 2 giờ ngủ cho một ngày, bạn bè nói tôi điên, bạn gái cũ bĩu môi cho rằng đó là biểu hiện của việc tự sát từ từ mà không cần phải ăn rau quả ngâm hoá chất, hay thịt lợn cất trong ngăn đá hàng năm trời.

Có vẻ mọi thứ chẳng có gì liên quan đến việc tại sao tôi lại mặc áo bệnh nhân. Lý do tôi ngủ ít để cảm thấy cái thời điểm 30 tuổi còn lâu lâu mới mò đến, thì lại ảnh hưởng đến giấc ngủ của hàng xóm. Có ai đó than phiền rằng họ gặp ác mộng và chẳng ngủ ngon được cho tới sáng khi thấy ánh đèn laptop nhấp nháy liên tục xuất phát từ cửa sổ phòng tôi. Lời than phiền bỗng chốc biến thành lá đơn kiến nghị, đếm nhanh cũng thấy hai chục chữ ký đưa tôi đi khám càng nhanh càng tốt.

Tiếng chuông đồng hồ kêu khẽ một hồi báo, đã 1 giờ 15 phút sáng. Tiếng chuông nhỏ nhưng vang vọc khắp căn phòng và đánh động tôi khi đang chìm trong sự hồi tưởng.

Cơn mơ màng gần như đã biến mất, nhưng cảm giác mệt mỏi trĩu nặng trên vai bởi giấc ngủ dài bất chợt. Chốc chốc, hai thái dương nhói lên khiến tôi phải ôm đầu bất lực và tự hỏi vì sao bản thân lại phải đau đớn như vậy. Lúc này cửa khẽ mở.

“Dường như cơ thể anh đang chống lại thuốc mạnh hơn tôi đoán”. Y tá với mái tóc bạch kim xuất hiện sau cánh cửa, cúi xuống nhìn thẳng vào mắt tôi nói.

“Ý cô là thứ nước thơm mà tôi đã uống sao? Nó là thuốc gì vậy?”. Tôi đáp lại cũng bằng cái nhìn y chang cô. Mặt đối mặt.

“Đừng lo, chỉ là loại thuốc làm anh thoái mái, ngủ ngon và sâu hơn như tất cả ở đây”. Cô nhún vai. “Nhưng lại vô tác dụng rồi”.

Sau lần chớp mắt thứ hai, tôi ngạc nhiên trước mái tóc bạch kim, là nét đặc trưng của người Bắc Âu cùng khuôn mặt sáng sủa, thanh tú với sống mũi thẳng, đôi môi hơi bĩu ra đầy vẻ bướng bỉnh của cô y tá. Ở cô toát lên sức trẻ, căng đầy nhựa sống để nhận một công việc nào đó hơn là y tá.

“Tại sao ai cũng phải uống?”. Tôi bâng quơ hỏi.

“Vì ai cũng phải giống nhau. Nơi đây không tồn tại sự khác biệt”. Cô mỉm cười ” Và anh sẽ ước gì mình đừng trở nên khác biệt khi trải qua quá trình trị liệu ở đây”.

“Cô là ai?”

“Một y tá ở đây”.

“Tôi biết rồi, nhưng ở cô không chỉ có mỗi như thế”. Tôi nhíu mày ” Và cô cũng biết mình là ai khi không chỉ là “một y tá ở đây” phải không?”.

“Anh có biết là sống với con người thật của mình nguy hiểm chẳng kém gì việc một con cừu với bộ lông màu đen, ngày ngày diễu hành qua trước mặt đàn cừu lông trắng, mà không biết rằng bất cứ con nào cũng sẵn sàng húc ngã nó từ đằng sau”. Cô bật cười đáp.

“Để là một kẻ tỉnh trí trong thế giới này, thì cảm giác cô độc chỉ là ít hay nhiều mà thôi”. Tôi khẽ lên tiếng đáp.

Cô không còn cười nữa, thay vào đó cô vừa đọc bệnh án của tôi kẹp ở đầu giường. Cô vừa đoc vừa liên tục nhìn tôi gật gù mấy cái. Tôi không hiểu vì sao cô lại cứ gật gù như vậy.

Trong giây phút im lặng của đôi bên, tôi tự nhủ mình đáng lẽ phải điềm tĩnh hơn để không phải đẩy bản thân vào tình huống này. Nhưng mái tóc cắt ngắn bạch kim của Y Tá liên tục khiêu khích tôi, Nó mời gọi tôi nhìn sâu, đi qua cả giới hạn để gặp gỡ con người thật sự của Y Tá. Tuy nhiên, cô gái đó vẫn đang lẩn tránh tôi, chỉ phô ra bản sao của mình.

Cô hỏi tôi vài câu, một kiểu thủ tục để điền vào bảng theo dõi kẹp ở đầu giường. Tôi cố gắng tỏ ra thân thiện và hợp tác hơn khi cho cô biết tác dụng phụ của việc ngủ ít là sự bất tiện khi chia nhỏ thời gian ngủ là có thể ngủ ở bất cứ đâu, như vậy khiến tim luôn đập nhanh và cảm giác hồi hộp đến như một chu kì đều đặn. Y Tá vừa lắng nghe, vừa viết như gió vào bảng theo dõi. Cô ậm ừ mấy tiếng khe khẽ không đồng tình nhưng cũng chẳng thắc mắc. Ban đêm, bệnh viện im ắng đến mức nếu có ai đó vặn nắm đấm cửa phòng mình, thì tiếng ken két phát ra từ khe cửa cũng đủ làm lanh động cả vương quốc đang chìm trong giấc ngủ say.

Sau vài phút Y Tá với bộ đồ màu hồng nhạt, một bên tai dắt theo cây bút bi kết luận “Tôi không biết đây có phải là tin xấu không, nhưng chắc chắn anh sẽ ở lại đây rất lâu đấy. Anh là một bệnh nhân thú vị trong mắt chuyên gia và là gã nguy hiểm đối với cộng đồng”.

Y Tá chúc tôi ngủ ngon, cô nói đã hết giờ trực, độ 2 tiếng nữa sẽ có người khác tới hỏi han. Người đó cũng lại ghi chép như một cái máy giống hệt cô mà không cho tôi cơ hội hỏi thêm câu nào nữa.

Cánh cửa sơn màu trắng chầm chậm đóng lại khi Y Tá đi, để lại một khoảng trống mà tôi nghĩ rằng sẽ không có ai lấp đầy được. Trong hiện tại thôi. Dù tôi mới ở đây chưa đầy 24 giờ, nhưng cuộc trò chuyện với Y Tá là sự tương tác giữa người với người đúng nghĩa nhất dù cả chiều đã tiếp xúc với cả tá bác sĩ.

Tôi lấy ra trong balo cuốn tiểu thuyết “Bay trên tổ chim cúc cu” cùng sổ ghi chép để không để thời gian trôi qua vô ích. Bệnh viện hay phòng riêng cũng không khác gì nhau cả. Chẳng thể ngăn cản được tôi sử dụng thời gian để ngủ chuyển sang làm việc hay đọc sách. Vừa đọc, tôi hít thở sâu giữ cho bản thân điềm tĩnh lại, không bị cuốn theo cảm xúc và chờ đợi những gì sẽ đến khi mặt trời lên.

7 giờ sáng khắp bệnh viện đã ồn ào, huyên náo, người người đi lại trong tiếng nhạc quốc ca “Đây là nơi vứt bỏ mọi niềm ưu phiền… Đây là nơi…” phát đi phát lại đến đau đầu. Người thì kéo nhau đi ăn sáng, nhóm khác thì thấp thỏm trong phòng chờ đợi đến giờ khám và phát thuốc. Mọi thứ diễn ra giống như bao bệnh viện bình thường khác, ngoài bản nhạc đang phát.

Tôi có ngủ thêm một giấc ngắn, khoảng 20 phút. Tôi vào phòng tắm rửa mặt, vuốt lại tóc, xịt một chút nước hoa mang theo rồi mở cửa ra ngoài đi dạo trước khi tới phòng khám. Lúc này tôi mới biết rằng mình ở riêng một phòng, bên ngoài có tấm biển đề “bệnh nhân đặc biệt”. Điều này khiến cho ngay từ bước chân đầu tiên tiến vào hành lang, tôi đã nhận được vài cái nhìn tò mò của các bệnh nhân khác.

Bên ngoài, mặt trời lên cao, ánh nắng rọi chiếu rực rỡ xuống hành làng qua những ô cửa kính. Bệnh nhân ai cũng mặc đồng phục của viện, tôi thì chỉ khoác bên ngoài, ít nhất hai, ba bác sĩ với y tá khi đi ngang qua nhắc tôi hãy cài khuy. Lần nào cũng vậy, tôi cũng mỉm cưởi thân thiện hết sức có thể và bỏ qua lời nhắc nhở.

Tôi tới căng tin gọi một cốc yến mạch cho thêm chút sữa tươi ăn sáng. Đắt hơn cốc bình thường tôi hay ăn ở ngoài đến 30 nghìn. Tôi chọn chỗ gần cửa sổ và cũng là nơi ánh sáng gắt nhất. Vừa ăn sáng, thi thoảng tôi nhìn về cái lối nhỏ cỏ mọc um tùm song song với lối lớn lúc nào cũng có người rảo bước. Một nữ y tá đeo khẩu trang đi ngang qua khiến tôi quay lại nhìn. Cô hao hao người tôi gặp hôm qua.

Tôi cũng nhận được sự chú ý của nhiều bệnh nhân trong suốt 15 phút thưởng thức cốc yến mạch. Nơi này rộng lớn hơn tôi nghĩ rất nhiều, nhưng thông tin về sự xuất hiện của con bệnh mới thì chỉ sau một đêm đã lan toả đến toàn bộ thành viên của bệnh viện Ám Thị. Tôi ăn xong, mang cốc bỏ vào thùng rác rồi thản nhiên đi qua giữa muôn vàn cái nhìn tò mò. Chả ai chấp nhận một kẻ dị biệt, một kẻ thà phản bội tất cả còn hơn phản bội chính mình.

Cầm trong tay mẩu giấy ghi số thứ tự sau khi đặt tay rồi nhấn nhẹ lên một cái nút màu đỏ, rồi rút từ khe nhỏ của chiếc hộp làm bằng nhựa tổng hợp có đèn nhấp nháy, tôi lên tầng 4, dẫn tới phòng trị liệu đặc biệt cho những gã thần kinh nhất như tôi. Theo như lời của một tay bác sĩ trẻ với vẻ mặt bảnh bao.

Dọc lối đi, bệnh nhân đứng, ngồi xếp hàng la liệt ngay trước các phòng khám. Ai cũng hiện rõ nét mặt bồn chồn, lo âu trong khi chờ đợi người bên trong mở cửa đi ra, rồi sau đó một tiếng gọi theo số thứ tự từ máy phát. 334 là số chờ của tôi, tôi là bệnh nhân duy nhất đưa ngón tay gõ vài cái hời hợt lên cánh cửa phòng khám.

“Mời vào”. Một giọng nói dõng dạc, ngân vang phát ra từ sau cánh cửa trắng. Tôi khẽ mở chiếc cửa trước mặt, một tiếng rít khẽ nhưng êm ru. Đón tiếp tôi là nữ bảo vệ béo với nụ cười phúc hậu quá mức cần thiết. Trên tay chị cầm một chồng bệnh án chuẩn bị mang đi đâu đó, một phòng chuẩn bệnh khác chẳng hạn. Chị cười toe toét với tôi. Tôi khẽ mỉm cưởi đáp lại chị, đứng nép vào góc nhường nhường chị đi trước.

“Mời anh ngồi, bệnh nhân đặc biệt”. Một tay mặt mũi sáng sủa, mái tóc chải chuốt kiểu cổ điển mặc áo blue trắng đứng dậy, đưa tay chỉ về chiếc ghế trống đối diện.

Tôi khẽ đáp lại, nhìn vào mắt tay bác sĩ đang nở nụ cười hào hứng mà không phải đối với bệnh nhân nào cũng được gia ân như tôi, thì bản thân cảm thấy lần khám bệnh này sẽ chẳng đơn giản như nụ cười đó vậy.

Sau khi ngồi xuống, chúng tôi hỏi han vài câu xã giao, những chuyện thanh niên với nhau chứ không phải là vấn đề bệnh tật. Tay bác sĩ cởi bỏ 2 cúc áo sơ mi bên trong, rót đầy hai cốc nước rồi chỉ cho tôi thấy một chồng bệnh án, nói rằng trong ngày hôm nay sẽ còn gấp đôi thế này khi giờ làm việc kết thúc. Gã được đào tạo hết sức bài bản từ chuyên môn cho tới kỹ năng mềm. Gã nhún vai cho biết vì quá ít bệnh nhân như tôi, nên gã nhận thêm công việc chuẩn đoán từ các phòng khám khác.

“Đó toàn là những hồ sơ, bệnh án nhan nhản ở đây và các bệnh viện khác nữa. Chúng giống nhau ở điểm chỉ cần xem qua rồi thẳng tay ném vào thùng rác. Quá đơn giản! Chẳng tìm thấy sự hối thúc tiến bộ y học nào. Một sự lãng phí kinh khủng cho hệ thống đào tạo nhân tài hiện nay”. Nói đến đây gã ưỡn ngực, chép miệng một cái đầy vẻ tiếc nuối.

Hai chúng tôi im lặng trong chốc lát. Tôi lắng nghe tiếng bước chân nhanh và đều đi trên hành lang ở bên ngoài vọng vào. Tay bác sĩ trẻ tuổi thì nhìn vào chiếc laptop đặc trên bàn, rồi lại đưa mắt chăm chú dõi theo từng biểu hiện của tôi, và lặp lại vài lần như thế.

Gã phá vỡ sự im lặng bằng cách kéo hộc ngăn kéo, rút lấy một bệnh án đặt lên bàn nhún vai cùng nụ cười thoáng thật khó hiểu.

“Nhưng nơi đây lại không hẳn là mồ chôn những con người tâm huyết và trong đó bao gồm tôi. Có thể anh không biết, nhưng thật sự tôi và anh ở đây đều có lý do”. Gã ra hiệu với tôi hãy chú ý đến bộ hồ sơ. Tên tôi ghi rõ trên đó kèm một con dấu đỏ “Đặc biệt” trên đó.

Tối nhíu mày nhìn chằm chằm xuống bộ hồ sơ, cảm thấy một sự không thoải mái đang trào dâng bên trong, như bị tước mất một điều bí mật khỏi tay và bây giờ trở thành thứ vũ khí uy hiếp chính mình. “Nghĩa là sao?”. Tôi gõ lên mặt bàn vài cái khẽ giọng hỏi.

Gã bác sĩ đứng dậy, đi tới bên cửa sổ nhìn ra phía ngoài bệnh viện Ám Thị trong giây lát, rồi quay ra hỏi lại tôi. “Theo anh nghĩ điều gì làm nên sự vĩ đại của một nhà văn đoạt giải Nobel?”.

“Tác phẩm của họ”.

“Chuẩn!”

Gã vỗ tay một tiếng lớn tán thưởng, chân rảo bước tiến về phía tôi cầm bộ hồ sơ lên mỉm cưởi đắc thắng. “Còn anh là nguồn cảm hứng tạo nên sự vĩ đại của tôi!”

Trong cơn phấn khích, tay bác sĩ vỗ tay thành tiếng mấy lần vang khắp cả căn phòng vốn đóng kín chỉ thoang thoảng tiếng điều hoà chạy ro ro, rồi hăng hái mô tả hành trình tiến đến sự vĩ đại của mình với trạng thái không thể ngăn cản.

“Anh chính là một đại luận, một đề án mà trực giác mách bảo tôi rằng trong đời mình sẽ không có nhiều cơ hội như thế này. Tiện thể cũng nói cho anh biết một bí mật nội bộ. Ai nhìn vào cũng tưởng bệnh viện Ám Thị này tồn tại và duy trì bởi viện phí mà các con bệnh đóng vào, nhưng thực tế đó không hơn gì việc thu từng đồng xu một và đổ vào miệng một cỗ máy khổng lồ. Việc xin tài trợ từ các nhà đầu tư lớn hay các tổ chức được ưu tiên hàng đầu, nhưng phải làm gì và làm thế nào để thuyết phục được họ thì lại là một chuyện khác. Không thể ném lên bàn những kết quả nghiên cứu, các tiểu luận ho, sốt, cảm cúm thông thường mà phải là một căn bệnh mà Y học chưa khai phá được. Không chỉ vì tiền mà là rất nhiều tiền sẽ được đổ vào cho dự án mới đó (Tay bác sỹ cực kì nhấn mạnh vào chữ “Mới” này). Tiền sẽ được chỉ trả cho toàn bộ hoạt động của bệnh viện dưới danh nghĩa là đầu tư cho một dự án cá nhân. Còn ai là khởi xướng dự án chỉ đơn giản là có cả một bầu trời phía trước. Đời người có gì hơn việc vừa có danh lại vừa có tiền chứ?”.

“Và anh là cái gã đó phải không” Tôi hỏi và tay bác sĩ cười công nhận.“Vậy tôi có được hiểu đây là lấy người khác ra để trải gấm tiền đồ của mình không?”

“Đừng cực đoan như vậy vì ai cũng sẽ có cái lợi của mình. Ngay bây giờ, nếu anh đồng ý thì tôi sẽ ký giấy cho anh xuất viện, đổi lại hãy hợp tác bằng việc xác nhận những gì tôi viết và kết luận trong dự án đặc biệt này”. Tay bác sĩ mặc cả. “Còn không, dĩ nhiên anh sẽ vẫn ra khỏi đây nhưng cách đó thì lâu và chẳng hẹn được ngày xuất viện đâu. Bệnh viện này lớn nhưng lối ra lại nhỏ lắm, anh hiểu ý tôi chứ?”. Sự hăm doạ của tay bác sĩ không hề làm tôi bận tâm tới, bởi câu cuối cùng của gã về “ Bệnh viện lớn và lối đi nhỏ” bất chợt đã kết nối tôi với một đoạn ký ức.

Chúng tôi chia tay sau vài giờ đồng hồ làm quen, trao đổi bệnh tình và hé lộ về một dự án tầm vóc trong tương lai. Khi tiễn tôi, tay bác sĩ không quên chìa tay ra bắt cùng cái nhìn hi vọng về một sự hợp tác vào ngày mai. Gã để tôi suy nghĩ và lựa chọn nhưng lại giới hạn về mặt thời gian cho một quyết định không đơn giản.

Sắp tới giờ ăn trưa, dọc các hành lang và sảnh lớn trong bệnh viện tấp nập và ồn ào một cách chói tai hơn buổi sáng. Bản nhạc quốc ca của vương quốc biệt lập này vang vảng khắp các ngõ ngách, ngay đến nhà vệ sinh cũng lắp radio phát với mục đích đơn giản độc nhấn – Ai cũng phải nghe dù căm ghét. Tôi đi tới chỗ cửa kính trải dài khắp hành lang mà trước khi ngủ gục vào ngày hôm qua, để kiểm tra xem cái lối đi nhỏ trong bệnh viện lớn mà mình thấy hôm qua liệu có tồn tại không.

Không có gì cả, đó chỉ là áo ảnh trong cơn mơ màng. Cái có thật duy nhất ở đây là câu nói của tay bác sĩ.

Khi quay lại phòng dành cho bệnh nhân đặc biệt thì Y Tá đã ngồi ở phía cuối giường đã được thay ga mới trắng tinh đợi tôi. Cô nhìn tôi bằng ánh mắt như đã biết trước tôi đã gặp ai và chuyện gì vừa diễn ra. Cô muốn xác nhận lại điều đó và tôi không hiểu sao đã kể về cuộc gặp mặt vừa nãy. Sự tin tưởng là những gì tôi có thể mô tả và biện hộ cho việc này.

“Anh sẽ đồng ý chứ?”. Y Tá mở to mắt nhìn tôi.

Tôi nhún vai, đi về phía bàn cầm bình nước rót đầy vào cốc rồi uống một hơi dài cạn sạch nước trong cốc rồi đáp mà như hỏi.

“Cô ở đây đủ lâu để biết được có ai đó cũng nhận được lời đề nghị tương tự như tôi mà từ chối thì sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp chứ?”

Y Tá khẽ thở dài rồi kể Trước tôi có một người đàn ông lớn tuổi cũng là bệnh nhân đặc biệt nhưng bất hợp tác với bệnh viện. Ông ta chống trả một cách ra trò, có thể gọi là bất khuất, thậm chí còn tuồn cả thông tin cho đám nhà báo về vụ hợp tác mà bệnh viện đề nghị. Bệnh viện một phen hết hồn nhưng quyền lực và ảnh hưởng quá lớn nên cũng dàn xếp ổn thoả. Cuối cùng bệnh nhân bất khuất đó được chuyển sang viện tâm thần, nơi dành cho những ai không thể trở lại bình thường để tái hoà nhập cộng đồng được nữa. Y Tá cũng bổ sung rằng cô còn được nghe kể rằng vài người khác trước đây cũng giống như vậy.

Nghe xong Y Tá kể, tôi ngồi xuống bên cạnh cô mỉm cười nói rằng không hề ưa tay bác sĩ nhưng mình cũng chẳng muốn cuộc đời sẽ là đầy ắp kỉ niệm trong viện tâm thần. Hay may mắn hơn là ở lại đây khoác áo bệnh nhân đặc biệt. Cô gật đầu thông cảm với tôi, gượng gạo cười đáp lại nhưng hề giấu được ánh mắt buồn bã.

Tôi và Y Tá cứ ngồi cạnh nhau như vậy và im lặng trong một lúc đủ lâu để đọc xong một chương tiểu thuyết. Không phải là không có gì muốn nói, nhưng do bởi có quá nhiều ưu tư nặng trịch trong lòng cả tôi với Y Tá đã ngăn cản một câu chuyện tích cực hơn xuất hiện. Lúc này tôi mới ngắm nhìn Y Tá kĩ hơn trong đêm qua. Cô trẻ hơn so với tuổi, mái tóc bạch kim cắt ngắn kiểu Bob mượt và bóng. Trên khuôn mặt có nét mệt mỏi sau một buổi sáng làm việc, có thể việc ngồi ở đây với tôi cũng tác động ít nhiều.

“Tôi có thể giúp anh”. Y Tá lên tiếng phá tan sự đóng băng. “Nhưng anh cũng phải giúp tôi rời khỏi đây”.

“Bằng cách nào mà cả hai đều có thể giúp nhau đây?”. Trí tò mò của tôi ngay tức khắc bị kích động bởi lời đề nghị của Y Tá.

“Anh hãy đồng ý với bác sĩ về sự cộng tác đó. cứ để mặc anh ta sáng tạo hay bịa đặt về căn bệnh của anh và nếu anh ta hỏi anh thì hãy nói có với mọi câu hỏi dù đúng hay sai. Tôi là trực tiếp đem tới số liệu hàng ngày của anh để anh ta căn cứ vào đó kiểm chứng những gì anh nói. Bằng cách này thì anh cũng sẽ xuất viện nhanh chóng, kế hoạch của tôi chỉ có vậy, anh có thể đồng ý hoặc không”.

“Tôi làm được. nhưng tại sao cô lại cần tôi giúp?”.

“Bởi tôi cũng muốn rời khỏi đây, hơn ai hết. Ngày mỗi ngày thức dậy tôi làm việc mà mình không thích, tôi chịu đựng nỗi chán chường cùng sự vô vọng nhưng lại chẳng biết phải kết thúc như thế nào bởi vì mình hèn nhát và yếu đuối. Nghỉ việc, không còn thu nhập và loay hoay tìm một lý do biện minh với xã hội là những gì tôi sẽ phải đối mặt khi rời khỏi đây. Tôi ghét phải lựa chọn và trong tình thế này lại không thể lựa chọn.”

Y Tá nắm chặt lấy ga giường, khiến chỗ cô ngồi nhăn nhúm lại thành một hình lốc xoáy.

“Nhưng sau ngày hôm qua thì việc gặp anh và nghe anh hùng hồn nói về việc cô độc chỉ là ít hay nhiều khi là chính mình đã thức tỉnh tôi. Nó khiến tôi không thể chấp nhận thực tại nữa mà nên làm cái gì đó phải khác bây giờ. Và để làm được cái gì đó thì phải bắt đầu bằng việc rời khỏi đây”.

“Tôi hiểu, đó là một quyết định khó khăn nhưng tôi biết cô đã lựa chọn đúng. Còn tôi giúp cô thế nào đây?”.

“Xin anh hãy để tôi viết nghiên cứu về bệnh của anh, bệnh viện này không phải là nơi duy nhất duy trì bằng cách nhận tiền tài trợ đâu. Nghỉ việc ở đây, tôi có thể cống hiến cho y học bằng cách khác khi nhận được tài trợ.”. Y Tá nhỏ giọng khi chuẩn bị kết thúc lời đề nghị. “Anh có thể nghĩ tôi là đứa biết lợi dụng tình thế và đúng là như thế. Việc này như thế nào tuỳ thuộc ở anh”.

Hai bàn tay tôi nắm chặt lại, mắt ngước nhìn lên trần nhà đúng một lời trước khi đưa ra quyết định “Vậy cứ theo cách của cô đi”.

Ngày thứ 5 tôi đã được xuất viện với chứng nhận “Nguyên nhân do …. “. Dù đã nhìn vào giấy xuất viện có ba, bốn con dấu của giám đốc viện, trường khoa, phòng ban không dưới mười lần, nhưng bản thân tôi không thực sự hiểu lý do tại sao mình lại được xuất viện. Mọi chuyện đã diễn ra đúng theo những gì Y Tá và đã sắp xếp. Dù tay bác sĩ ít nhiều nghi ngờ về sự hợp tác của tôi.

Cứ mỗi ngày, tôi và tay bác sĩ gặp nhau trong phòng riêng của gã chứ không phải phòng khám như lần đầu. Ở đó có cà phê, coke, nước trái cây tha hồ chọn. Bên cạnh chiếc laptop, tay bác sĩ viết về căn bệnh của tôi dựa trên trí tưởng tượng của gã. Tôi cũng mang theo cuốn sổ của mình, cũng viết về mọi trạng thái, căn nguyên và mức độ từ triệu chứng cho đến sự hình thành “cái” được gọi là bệnh.

Rồi vào mỗi buổi tối tôi lại đưa cho Y Tá xem, cô sẽ dựa vào đó để hoàn thành bài nghiên cứu của mình xin tài trợ ở một chỗ khác. Cả tôi và tay bác sĩ không nói với ai nửa câu, chỉ trừ những lúc gã xoay laptop cho tôi xem một đoạn viết mà gã tâm đắc và hỏi han tôi vài câu. Tôi mô tả cứ như là thật về những gì mình chịu đựng ở môi giai đoạn bị bệnh. Thậm chí tôi còn nghĩ và kể lại một cách rành rọt về việc các bác sĩ khác tôi từng gặp đã hiểu sai về căn bệnh của mình như thế nào. Đi xa hơn nữa, tôi tâm sự với tay bác sĩ rằng mình đang cảm thấy một sự cảm thông từ gã, gã hiểu tôi và chỉ có cả gã mới có thể giúp tôi mà thôi.

Tay bác sĩ ngạc nhiên khi thấy tôi trình bày như thế. Gã định nói gì đó nhưng lại thôi mà quay sang hỏi tôi đang viết gì. Tôi cũng chìa cho gã xem và nói rằng sổ ghi chép của bản thân. Gã cười rồi nhấm nháp cà phê rồi cắm đầu gõ bàn phím.

Y Tá cũng chạy đua với thời gian giốn như thế. Cô nhận thông tin và sắp xếp sao cho thật khớp với những gì tôi nói và hiểu được tay bác sĩ muốn gì trong bài nghiên cứu của mình. Buổi đêm thì cứ tranh thủ lúc nào là lại vào phòng tôi viết bài nghiên cứu của mình. Cô giải thích việc công bố một căn bệnh mới, thì chuyện hai hay nhiều người đồng thời nghiên cứu và đưa ra không được chênh nhau quá 15 ngày. Y Tá nói rằng cô còn muốn hơn hoàn thành xong bài nghiên cứu này trước cả tay bác sĩ. Cô chứng minh những gì mình nói bằng hành động và sự quyết tâm như thể đó từng phút trôi qua là thời khác cuối cùng của mình.

Vào ngày thứ năm, tay bác sĩ chìa ra cho tôi giấy xuất viện cho biết gã gần như đã xong bài nghiên cứu của mình. Tôi cầm lấy giấy xuất viện đặt trên bàn, nhìn lướt qua trong khi tay bác sĩ hỏi tôi có rỗi ra vài phút để nghe gã nói vài câu cuối cùng trước khi chia tay không. Tôi gật đầu.

“Không hiểu sao tôi lại có suy nghĩ rằng chẳng có cách nào chữa trị cho anh, dù rằng anh đã hợp tác trên cả sự mong đợi của tôi”. Tay bác sĩ bật cười “Thay vào đó, tốt nhất tôi nên tống khứ anh ra khỏi đây, một kiểu hết thuốc chữa và là loại bênh nhân tâm thần chẳng hề có cơ hội chữa khỏi được”.

“Tôi biết. Chỉ có cái chết mới là sự giải thoát cho tôi khỏi căn bệnh này”. Tôi đáp lại tay bác sĩ với sự thật tận đáy lòng mình.

Y Tá giúp tôi làm thủ tục xuất việc, cô đi với tôi ra tận đầu cổng. Mấy ngày nay tôi mới biết cảm giác nắng chiếu vào nó ấm áp thế nào. Bầu trời hôm nay trong xanh, đẹp đẽ thích hợp cho một buổi chia tay. Y Tá cũng hoàn thành xong bài nghiên cứu, cô đã gửi tới vài chỗ cần gửi đồng thời đệ đơn nghỉ việc của mình lên phòng giám đốc. Chúng tôi không ai nói gì với nhau cả nhưng tâm trạng đứa nào cũng vui vẻ, phấn chấn khi đã chẳng còn thuộc bệnh viện Ám Thị nữa.

“Anh sẽ làm gì sau ngày hôm nay?”. Y Tá chắp tay sau lưng, nhìn tôi ranh mãnh hỏi.

“Thức đêm, làm việc, sống một cuộc sống của một con bệnh không thuốc chữa”. Tôi nghiêng đầu đáp.

Sau đó Y Tá tiến lại thật sát, choàng tay ôm lấy tôi rồi đặt một nụ hôn lên má như một món quà tạm biệt.

“Sẽ còn gặp lại”.

Cô thì thầm mấy lời đó vào tai tôi rồi từng bước quay trở vào bệnh viên với dáng điệu kiêu kỳ khác hẳn bình thường. Còn tôi, thực tại này vẫn rất mơ hồ như một giấc chiêm bao vậy. Đến tận bây giờ tôi vẫn không biết tại sao tôi lại bước vào, rồi bước ra trên lối đi nhỏ trong bệnh viện lớn này.

Photo: Bệnh viện Haraldsplass ở Na Uy.

ỚN.

 
“Giấy tờ hợp lệ. Tất cả vỗ tay chào đón bệnh nhân mới nào”. Một nữ bảo vệ với nụ cười phúc hậu cùng một thân hình quá khổ trong bộ đồng phục thân mật tươi cười chào đón tôi kèm mấy cái vỗ vai tôi bộp bộp khá rát và đau.
 
Những tràng vỗ tay theo từng hồi của chục nam nữ nhân viên khác vang khắp đại sảnh đón tiếp của bệnh viện Ám Thị dành cho tôi. Làm bản thân tôi cảm thấy mình là một nhân vật quan trọng chứ không phải là một bệnh nhân. Sau đó những nhân viên, bác sĩ trong bệnh viên hát vang một khúc ca được sáng tác riêng cho nơi này.
 
” Đây là nơi vứt bỏ mọi niềm ưu phiền
Đây là nơi sẽ chẳng còn nhớ đến quá khứ ảm đạm
Đây là nơi bắt đầu sự tươi vui vĩnh viễn
Hỡi các bệnh nhân, khi tới đây hãy mặc vào chiếc áo này.
 
Chiếc áo sẽ đem bạn tới suối nguồn hạnh phúc”.
 
Sau đó, họ đứng trò chuyện, hỏi han tôi vài điều đủ lâu để nhớ phân nửa họ tên những con người thân thiện này khi nhìn vào bảng hiệu nhỏ gắn trên ngực áo.
 
Tôi có mặt ở bệnh viện Ám Thị vào tầm giờ chiều trong ngày, sau khi đã phải chạy vắt chân lên cổ, qua lại hai bệnh viện khác để lấy giấy chuyển viện lên đây. Trong đó xác nhận tôi là một “Bệnh nhân làm việc 18 tiếng một ngày mà không cảm thấy mệt mỏi hay đau ốm gì. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân, có dấu hiệu nặng hơn, cần một phác đồ điều trị toàn diện hơn bằng thuốc men và các bài trị liệu tinh thần. Đây là chứng bệnh lạ, chưa xác định được cách chữa trị và không loại trừ khả năng có thể lây lan với cộng đồng…”
 
Bệnh viện ở Quận khẳng định bó tay với tôi, vì thế tôi khoác balo bên trong đựng laptop cùng mấy bộ quần áo và chiếc tai nghe màu trắng đã ngả màu chuyển lên ngay bệnh viện Ám Thị trong buổi chiều. Tôi cảm thấy mình ổn, nhưng những người xung quanh thì không. Hàng xóm của tôi đã bí mật bỏ phiếu,viết đơn kiến nghị vì lý do tôi sống và làm việc một cách không bình thường. Họ lo ngại rằng tôi là một mầm bệnh, một loài siêu vi rút gây đột tử hàng loạt.
 
Giấy tờ hợp lệ nhưng tôi vẫn phải đợi tầng này xin xác nhận của tầng khác. Tầng khác nữa
lại phải chờ đích thân khoa trưởng ký một chữ vào mẩu giấy chi chít các chữ ký khác và dấu đỏ.
 
Trong khi đợi, tôi ngồi xuống một ghế chờ, chiếc ghế in số 12 màu xanh trong hàng ghế chờ ngay bàn đợi làm thủ tục. Tôi được mời một cốc nước ấm, nó không màu nhưng có mùi thơm nhẹ. Khi nhấp môi uống, mùi thơm đó toả ra cả một cung bậc lay động từ gốc tới ngọn của vị giác.
 
Một bản nhạc Baroque vang lên với âm lượng vừa phải, tiếng nhạc du dương khiến tôi cảm thấy rất buồn ngủ đến mức gục xuống ngủ ngay bây giờ cũng được. Lâu lắm rồi tôi mới lại buồn ngủ như vậy. Đây không phải là cơn buồn ngủ mà tôi đã cố gắng làm quen khi mỗi ngày chỉ ngủ đúng 3 giờ đồng hồ.
 
Mắt tôi trĩu nặng, lúc mở lúc khép khi cố gắng chống cự lại. Tôi biết mình sẽ ngủ ngay lúc này, nhưng chắc chắn có một thứ tác động đến tôi, có thể là bản nhạc nhẹ nhàng đang phát hoặc khung cảnh vắng bóng người lui tới trong bệnh viện
 
Tôi đứng dậy, ưỡn ngực hít thở vài lần, đi về phía cửa kính trong suốt, chạy dọc khắp hành lang nhìn về phía cổng chính bên ngoài. Có một điểm khác lạ khi nhìn từ chỗ tôi đứng đưa mắt quan sát toàn cảnh bên ngoài. Chỉ có đúng mỗi một lối dẫn vào bệnh viện Ám Thị được kẻ vạch chia thành hai làn. Một làn lớn hơn, làn còn lại chỉ bằng một phần tư. Làn lớn dẫn vào bệnh viện, chốc chốc có người đi qua đi lại.
 
Làn nhỏ từ bệnh viện đi ra, cỏ dại mọc um tùm trông xơ xác như cả trăm năm chưa có ai cất bước đi trên đó. Một sự bất cân xứng đáng kinh ngạc, nhưng chỉ nhận được sự hờ hững của những con người xung quanh. Ngoài tôi ra, chẳng có ai thiết tha để ý tới. Những bệnh nhân mới thì đang bị thôi miên bởi những câu hát chào mừng. Còn các nhân viên từ bác sĩ, y tá và bảo vệ thì lại cặm cụi, tập trung vào công việc của mình.
 
Tôi không biết những gì mình thấy là thật hay ảo ảnh trong lúc mắt tôi nhá nhem và nặng trịch như có tảng đá lớn đè lên, hơn cả trăm năm không ngủ, ý thức bị đánh bại hoàn toàn khi cơ thể tôi buông xuôi khi cơn buồn ngủ bất thình lình ập tới. Một y tá trẻ, nhanh nhẹn, đeo khẩu trang trắng kín bưng, che giấu cả hơi thở rất nhẹ của mình. Ở cô toát ra mùi khử trùng hăng hắc bồng bềnh trong bầu không khí đang tràn ngập tiếng hát của đám bác sĩ luôn thường trực nụ cười trên môi.
 
Cô quan sát tôi và cô cũng thấy rõ là tôi sắp nằm vật ra giữa sảnh bệnh viện đến nơi rồi. Trong cơn nhá nhem, tôi không thể nhận rõ cô ấy trông như thế nào ngoài mái tóc ngắn màu bạch kim (hoặc tôi nhầm)quá cổ đúng một đốt ngón tay cùng tiếng chân của cô vang lên theo một nhịp đều đều như một bản nhạc ít điểm nhấn.
 
Đó là những gì tôi có thể nhớ và hình dung lại trước khi cơn buồn ngủ quật ngã một cách bất ngờ như phát súng hạ gục Kennedy và Lincoln đang lúc ở trên đỉnh cao quyền lực.
….
 
Tôi thức dậy vào buổi đêm sau khi đã ngủ một giấc từ chiều muộn cho tới 1 giờ sáng hôm sau. Tức là bây giờ.
 
Tôi đang ở trong một phòng riêng khép kín Với ánh đèn vàng dịu mắt. Phòng hẹp và nhỏ nhưng sáng sủa, mọi thứ từ giường nằm đến cốc uống nước đều mới tinh và được lau chùi thường xuyên. Chỉ có tôi là lệch tông và không phù hợp như một điểm nhấn sai lầm trong căn phòng này.
 
Tôi ngủ rất ít, mỗi lần chỉ chợp mắt 30 phút sau 5 tiếng đồng hồ, nghĩa là chỉ hơn 2 giờ ngủ cho một ngày, bạn bè nói tôi điên, bạn gái cũ bĩu môi cho rằng đó là biểu hiện của việc tự sát từ từ mà không cần phải ăn rau quả ngâm hoá chất, hay thịt lợn cất trong ngăn đá hàng năm trời.
 
Có vẻ mọi thứ chẳng có gì liên quan đến việc tại sao tôi lại mặc áo bệnh nhân. Lý do tôi ngủ ít để cảm thấy cái thời điểm 30 tuổi còn lâu lâu mới mò đến, thì lại ảnh hưởng đến giấc ngủ của hàng xóm. Có ai đó than phiền rằng họ gặp ác mộng và chẳng ngủ ngon được cho tới sáng khi thấy ánh đèn laptop nhấp nháy liên tục xuất phát từ cửa sổ phòng tôi. Lời than phiền bỗng chốc biến thành lá đơn kiến nghị, đếm nhanh cũng thấy hai chục chữ ký đưa tôi đi khám càng nhanh càng tốt.
 
Tiếng chuông đồng hồ kêu khẽ một hồi báo, đã 1 giờ 15 phút sáng. Tiếng chuông nhỏ nhưng vang vọc khắp căn phòng và đánh động tôi khi đang chìm trong sự hồi tưởng.
 
Cơn mơ màng gần như đã biến mất, nhưng cảm giác mệt mỏi trĩu nặng trên vai bởi giấc ngủ dài bất chợt. Chốc chốc, hai thái dương nhói lên khiến tôi phải ôm đầu bất lực và tự hỏi vì sao bản thân lại phải đau đớn như vậy. Lúc này cửa khẽ mở.
 
“Dường như cơ thể anh đang chống lại thuốc mạnh hơn tôi đoán”. Y tá với mái tóc bạch kim xuất hiện sau cánh cửa, cúi xuống nhìn thẳng vào mắt tôi nói.
 
“Ý cô là thứ nước thơm mà tôi đã uống sao? Nó là thuốc gì vậy?”. Tôi đáp lại cũng bằng cái nhìn y chang cô. Mặt đối mặt.
 
“Đừng lo, chỉ là loại thuốc làm anh thoái mái, ngủ ngon và sâu hơn như tất cả ở đây”. Cô nhún vai. “Nhưng lại vô tác dụng rồi”.
 
Sau lần chớp mắt thứ hai, tôi ngạc nhiên trước mái tóc bạch kim, là nét đặc trưng của người Bắc Âu cùng khuôn mặt sáng sủa, thanh tú với sống mũi thẳng, đôi môi hơi bĩu ra đầy vẻ bướng bỉnh của cô y tá. Ở cô toát lên sức trẻ, căng đầy nhựa sống để nhận một công việc nào đó hơn là y tá.
 
“Tại sao ai cũng phải uống?”. Tôi bâng quơ hỏi.
 
“Vì ai cũng phải giống nhau. Nơi đây không tồn tại sự khác biệt”. Cô mỉm cười ” Và anh sẽ ước gì mình đừng trở nên khác biệt khi trải qua quá trình trị liệu ở đây”.
 
“Cô là ai?”
 
“Một y tá ở đây”.
 
“Tôi biết rồi, nhưng ở cô không chỉ có mỗi như thế”. Tôi nhíu mày ” Và cô cũng biết mình là ai khi không chỉ là “một y tá ở đây” phải không?”.
 
“Anh có biết là sống với con người thật của mình nguy hiểm chẳng kém gì việc một con cừu với bộ lông màu đen, ngày ngày diễu hành qua trước mặt đàn cừu lông trắng, mà không biết rằng bất cứ con nào cũng sẵn sàng húc ngã nó từ đằng sau”. Cô bật cười đáp.
 
“Để là một kẻ tỉnh trí trong thế giới này, thì cảm giác cô độc chỉ là ít hay nhiều mà thôi”. Tôi khẽ lên tiếng đáp.
 
Cô không còn cười nữa, thay vào đó cô vừa đọc bệnh án của tôi kẹp ở đầu giường. Cô vừa đoc vừa liên tục nhìn tôi gật gù mấy cái. Tôi không hiểu vì sao cô lại cứ gật gù như vậy.
 
Trong giây phút im lặng của đôi bên, tôi tự nhủ mình đáng lẽ phải điềm tĩnh hơn để không phải đẩy bản thân vào tình huống này. Nhưng mái tóc cắt ngắn bạch kim của Y Tá liên tục khiêu khích tôi, Nó mời gọi tôi nhìn sâu, đi qua cả giới hạn để gặp gỡ con người thật sự của Y Tá. Tuy nhiên, cô gái đó vẫn đang lẩn tránh tôi, chỉ phô ra bản sao của mình.
 
Cô hỏi tôi vài câu, một kiểu thủ tục để điền vào bảng theo dõi kẹp ở đầu giường. Tôi cố gắng tỏ ra thân thiện và hợp tác hơn khi cho cô biết tác dụng phụ của việc ngủ ít là sự bất tiện khi chia nhỏ thời gian ngủ là có thể ngủ ở bất cứ đâu, như vậy khiến tim luôn đập nhanh và cảm giác hồi hộp đến như một chu kì đều đặn. Y Tá vừa lắng nghe, vừa viết như gió vào bảng theo dõi. Cô ậm ừ mấy tiếng khe khẽ không đồng tình nhưng cũng chẳng thắc mắc. Ban đêm, bệnh viện im ắng đến mức nếu có ai đó vặn nắm đấm cửa phòng mình, thì tiếng ken két phát ra từ khe cửa cũng đủ làm lanh động cả vương quốc đang chìm trong giấc ngủ say.
 
Sau vài phút Y Tá với bộ đồ màu hồng nhạt, một bên tai dắt theo cây bút bi kết luận “Tôi không biết đây có phải là tin xấu không, nhưng chắc chắn anh sẽ ở lại đây rất lâu đấy. Anh là một bệnh nhân thú vị trong mắt chuyên gia và là gã nguy hiểm đối với cộng đồng”.
 
Y Tá chúc tôi ngủ ngon, cô nói đã hết giờ trực, độ 2 tiếng nữa sẽ có người khác tới hỏi han. Người đó cũng lại ghi chép như một cái máy giống hệt cô mà không cho tôi cơ hội hỏi thêm câu nào nữa.
 
Cánh cửa sơn màu trắng chầm chậm đóng lại khi Y Tá đi, để lại một khoảng trống mà tôi nghĩ rằng sẽ không có ai lấp đầy được. Trong hiện tại thôi. Dù tôi mới ở đây chưa đầy 24 giờ, nhưng cuộc trò chuyện với Y Tá là sự tương tác giữa người với người đúng nghĩa nhất dù cả chiều đã tiếp xúc với cả tá bác sĩ.
 
Tôi lấy ra trong balo cuốn tiểu thuyết “Bay trên tổ chim cúc cu” cùng sổ ghi chép để không để thời gian trôi qua vô ích. Bệnh viện hay phòng riêng cũng không khác gì nhau cả. Chẳng thể ngăn cản được tôi sử dụng thời gian để ngủ chuyển sang làm việc hay đọc sách. Vừa đọc, tôi hít thở sâu giữ cho bản thân điềm tĩnh lại, không bị cuốn theo cảm xúc và chờ đợi những gì sẽ đến khi mặt trời lên.
 
 
7 giờ sáng khắp bệnh viện đã ồn ào, huyên náo, người người đi lại trong tiếng nhạc quốc ca “Đây là nơi vứt bỏ mọi niềm ưu phiền… Đây là nơi…” phát đi phát lại đến đau đầu. Người thì kéo nhau đi ăn sáng, nhóm khác thì thấp thỏm trong phòng chờ đợi đến giờ khám và phát thuốc. Mọi thứ diễn ra giống như bao bệnh viện bình thường khác, ngoài bản nhạc đang phát.
 
Tôi có ngủ thêm một giấc ngắn, khoảng 20 phút. Tôi vào phòng tắm rửa mặt, vuốt lại tóc, xịt một chút nước hoa mang theo rồi mở cửa ra ngoài đi dạo trước khi tới phòng khám. Lúc này tôi mới biết rằng mình ở riêng một phòng, bên ngoài có tấm biển đề “bệnh nhân đặc biệt”. Điều này khiến cho ngay từ bước chân đầu tiên tiến vào hành lang, tôi đã nhận được vài cái nhìn tò mò của các bệnh nhân khác.
 
Bên ngoài, mặt trời lên cao, ánh nắng rọi chiếu rực rỡ xuống hành làng qua những ô cửa kính. Bệnh nhân ai cũng mặc đồng phục của viện, tôi thì chỉ khoác bên ngoài, ít nhất hai, ba bác sĩ với y tá khi đi ngang qua nhắc tôi hãy cài khuy. Lần nào cũng vậy, tôi cũng mỉm cưởi thân thiện hết sức có thể và bỏ qua lời nhắc nhở.
 
Tôi tới căng tin gọi một cốc yến mạch cho thêm chút sữa tươi ăn sáng. Đắt hơn cốc bình thường tôi hay ăn ở ngoài đến 30 nghìn. Tôi chọn chỗ gần cửa sổ và cũng là nơi ánh sáng gắt nhất. Vừa ăn sáng, thi thoảng tôi nhìn về cái lối nhỏ cỏ mọc um tùm song song với lối lớn lúc nào cũng có người rảo bước. Một nữ y tá đeo khẩu trang đi ngang qua khiến tôi quay lại nhìn. Cô hao hao người tôi gặp hôm qua.
 
Tôi cũng nhận được sự chú ý của nhiều bệnh nhân trong suốt 15 phút thưởng thức cốc yến mạch. Nơi này rộng lớn hơn tôi nghĩ rất nhiều, nhưng thông tin về sự xuất hiện của con bệnh mới thì chỉ sau một đêm đã lan toả đến toàn bộ thành viên của bệnh viện Ám Thị. Tôi ăn xong, mang cốc bỏ vào thùng rác rồi thản nhiên đi qua giữa muôn vàn cái nhìn tò mò. Chả ai chấp nhận một kẻ dị biệt, một kẻ thà phản bội tất cả còn hơn phản bội chính mình.
 
Cầm trong tay mẩu giấy ghi số thứ tự sau khi đặt tay rồi nhấn nhẹ lên một cái nút màu đỏ, rồi rút từ khe nhỏ của chiếc hộp làm bằng nhựa tổng hợp có đèn nhấp nháy, tôi lên tầng 4, dẫn tới phòng trị liệu đặc biệt cho những gã thần kinh nhất như tôi. Theo như lời của một tay bác sĩ trẻ với vẻ mặt bảnh bao.
 
Dọc lối đi, bệnh nhân đứng, ngồi xếp hàng la liệt ngay trước các phòng khám. Ai cũng hiện rõ nét mặt bồn chồn, lo âu trong khi chờ đợi người bên trong mở cửa đi ra, rồi sau đó một tiếng gọi theo số thứ tự từ máy phát. 334 là số chờ của tôi, tôi là bệnh nhân duy nhất đưa ngón tay gõ vài cái hời hợt lên cánh cửa phòng khám.
 
“Mời vào”. Một giọng nói dõng dạc, ngân vang phát ra từ sau cánh cửa trắng. Tôi khẽ mở chiếc cửa trước mặt, một tiếng rít khẽ nhưng êm ru. Đón tiếp tôi là nữ bảo vệ béo với nụ cười phúc hậu quá mức cần thiết. Trên tay chị cầm một chồng bệnh án chuẩn bị mang đi đâu đó, một phòng chuẩn bệnh khác chẳng hạn. Chị cười toe toét với tôi. Tôi khẽ mỉm cưởi đáp lại chị, đứng nép vào góc nhường nhường chị đi trước.
 
“Mời anh ngồi, bệnh nhân đặc biệt”. Một tay mặt mũi sáng sủa, mái tóc chải chuốt kiểu cổ điển mặc áo blue trắng đứng dậy, đưa tay chỉ về chiếc ghế trống đối diện.
 
Tôi khẽ đáp lại, nhìn vào mắt tay bác sĩ đang nở nụ cười hào hứng mà không phải đối với bệnh nhân nào cũng được gia ân như tôi, thì bản thân cảm thấy lần khám bệnh này sẽ chẳng đơn giản như nụ cười đó vậy.
 
Sau khi ngồi xuống, chúng tôi hỏi han vài câu xã giao, những chuyện thanh niên với nhau chứ không phải là vấn đề bệnh tật. Tay bác sĩ cởi bỏ 2 cúc áo sơ mi bên trong, rót đầy hai cốc nước rồi chỉ cho tôi thấy một chồng bệnh án, nói rằng trong ngày hôm nay sẽ còn gấp đôi thế này khi giờ làm việc kết thúc. Gã được đào tạo hết sức bài bản từ chuyên môn cho tới kỹ năng mềm. Gã nhún vai cho biết vì quá ít bệnh nhân như tôi, nên gã nhận thêm công việc chuẩn đoán từ các phòng khám khác.
 
“Đó toàn là những hồ sơ, bệnh án nhan nhản ở đây và các bệnh viện khác nữa. Chúng giống nhau ở điểm chỉ cần xem qua rồi thẳng tay ném vào thùng rác. Quá đơn giản! Chẳng tìm thấy sự hối thúc tiến bộ y học nào. Một sự lãng phí kinh khủng cho hệ thống đào tạo nhân tài hiện nay”. Nói đến đây gã ưỡn ngực, chép miệng một cái đầy vẻ tiếc nuối.
 
Hai chúng tôi im lặng trong chốc lát. Tôi lắng nghe tiếng bước chân nhanh và đều đi trên hành lang ở bên ngoài vọng vào. Tay bác sĩ trẻ tuổi thì nhìn vào chiếc laptop đặc trên bàn, rồi lại đưa mắt chăm chú dõi theo từng biểu hiện của tôi, và lặp lại vài lần như thế.
 
Gã phá vỡ sự im lặng bằng cách kéo hộc ngăn kéo, rút lấy một bệnh án đặt lên bàn nhún vai cùng nụ cười thoáng thật khó hiểu.
 
“Nhưng nơi đây lại không hẳn là mồ chôn những con người tâm huyết và trong đó bao gồm tôi. Có thể anh không biết, nhưng thật sự tôi và anh ở đây đều có lý do”. Gã ra hiệu với tôi hãy chú ý đến bộ hồ sơ. Tên tôi ghi rõ trên đó kèm một con dấu đỏ “Đặc biệt” trên đó.
 
Tối nhíu mày nhìn chằm chằm xuống bộ hồ sơ, cảm thấy một sự không thoải mái đang trào dâng bên trong, như bị tước mất một điều bí mật khỏi tay và bây giờ trở thành thứ vũ khí uy hiếp chính mình. “Nghĩa là sao?”. Tôi gõ lên mặt bàn vài cái khẽ giọng hỏi.
 
Gã bác sĩ đứng dậy, đi tới bên cửa sổ nhìn ra phía ngoài bệnh viện Ám Thị trong giây lát, rồi quay ra hỏi lại tôi. “Theo anh nghĩ điều gì làm nên sự vĩ đại của một nhà văn đoạt giải Nobel?”.
 
“Tác phẩm của họ”.
 
“Chuẩn!”
 
Gã vỗ tay một tiếng lớn tán thưởng, chân rảo bước tiến về phía tôi cầm bộ hồ sơ lên mỉm cưởi đắc thắng. “Còn anh là nguồn cảm hứng tạo nên sự vĩ đại của tôi!”
 
Trong cơn phấn khích, tay bác sĩ vỗ tay thành tiếng mấy lần vang khắp cả căn phòng vốn đóng kín chỉ thoang thoảng tiếng điều hoà chạy ro ro, rồi hăng hái mô tả hành trình tiến đến sự vĩ đại của mình với trạng thái không thể ngăn cản.
 
“Anh chính là một đại luận, một đề án mà trực giác mách bảo tôi rằng trong đời mình sẽ không có nhiều cơ hội như thế này. Tiện thể cũng nói cho anh biết một bí mật nội bộ. Ai nhìn vào cũng tưởng bệnh viện Ám Thị này tồn tại và duy trì bởi viện phí mà các con bệnh đóng vào, nhưng thực tế đó không hơn gì việc thu từng đồng xu một và đổ vào miệng một cỗ máy khổng lồ. Việc xin tài trợ từ các nhà đầu tư lớn hay các tổ chức được ưu tiên hàng đầu, nhưng phải làm gì và làm thế nào để thuyết phục được họ thì lại là một chuyện khác. Không thể ném lên bàn những kết quả nghiên cứu, các tiểu luận ho, sốt, cảm cúm thông thường mà phải là một căn bệnh mà Y học chưa khai phá được. Không chỉ vì tiền mà là rất nhiều tiền sẽ được đổ vào cho dự án mới đó (Tay bác sỹ cực kì nhấn mạnh vào chữ “Mới” này). Tiền sẽ được chỉ trả cho toàn bộ hoạt động của bệnh viện dưới danh nghĩa là đầu tư cho một dự án cá nhân. Còn ai là khởi xướng dự án chỉ đơn giản là có cả một bầu trời phía trước. Đời người có gì hơn việc vừa có danh lại vừa có tiền chứ?”.
 
“Và anh là cái gã đó phải không” Tôi hỏi và tay bác sĩ cười công nhận.“Vậy tôi có được hiểu đây là lấy người khác ra để trải gấm tiền đồ của mình không?”
 
“Đừng cực đoan như vậy vì ai cũng sẽ có cái lợi của mình. Ngay bây giờ, nếu anh đồng ý thì tôi sẽ ký giấy cho anh xuất viện, đổi lại hãy hợp tác bằng việc xác nhận những gì tôi viết và kết luận trong dự án đặc biệt này”. Tay bác sĩ mặc cả. “Còn không, dĩ nhiên anh sẽ vẫn ra khỏi đây nhưng cách đó thì lâu và chẳng hẹn được ngày xuất viện đâu. Bệnh viện này lớn nhưng lối ra lại nhỏ lắm, anh hiểu ý tôi chứ?”. Sự hăm doạ của tay bác sĩ không hề làm tôi bận tâm tới, bởi câu cuối cùng của gã về “ Bệnh viện lớn và lối đi nhỏ” bất chợt đã kết nối tôi với một đoạn ký ức.
 
Chúng tôi chia tay sau vài giờ đồng hồ làm quen, trao đổi bệnh tình và hé lộ về một dự án tầm vóc trong tương lai. Khi tiễn tôi, tay bác sĩ không quên chìa tay ra bắt cùng cái nhìn hi vọng về một sự hợp tác vào ngày mai. Gã để tôi suy nghĩ và lựa chọn nhưng lại giới hạn về mặt thời gian cho một quyết định không đơn giản.
 
Sắp tới giờ ăn trưa, dọc các hành lang và sảnh lớn trong bệnh viện tấp nập và ồn ào một cách chói tai hơn buổi sáng. Bản nhạc quốc ca của vương quốc biệt lập này vang vảng khắp các ngõ ngách, ngay đến nhà vệ sinh cũng lắp radio phát với mục đích đơn giản độc nhấn – Ai cũng phải nghe dù căm ghét. Tôi đi tới chỗ cửa kính trải dài khắp hành lang mà trước khi ngủ gục vào ngày hôm qua, để kiểm tra xem cái lối đi nhỏ trong bệnh viện lớn mà mình thấy hôm qua liệu có tồn tại không.
Không có gì cả, đó chỉ là áo ảnh trong cơn mơ màng. Cái có thật duy nhất ở đây là câu nói của tay bác sĩ.
 
Khi quay lại phòng dành cho bệnh nhân đặc biệt thì Y Tá đã ngồi ở phía cuối giường đã được thay ga mới trắng tinh đợi tôi. Cô nhìn tôi bằng ánh mắt như đã biết trước tôi đã gặp ai và chuyện gì vừa diễn ra. Cô muốn xác nhận lại điều đó và tôi không hiểu sao đã kể về cuộc gặp mặt vừa nãy. Sự tin tưởng là những gì tôi có thể mô tả và biện hộ cho việc này.
 
“Anh sẽ đồng ý chứ?”. Y Tá mở to mắt nhìn tôi.
 
Tôi nhún vai, đi về phía bàn cầm bình nước rót đầy vào cốc rồi uống một hơi dài cạn sạch nước trong cốc rồi đáp mà như hỏi.
 
“Cô ở đây đủ lâu để biết được có ai đó cũng nhận được lời đề nghị tương tự như tôi mà từ chối thì sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp chứ?”
 
Y Tá khẽ thở dài rồi kể Trước tôi có một người đàn ông lớn tuổi cũng là bệnh nhân đặc biệt nhưng bất hợp tác với bệnh viện. Ông ta chống trả một cách ra trò, có thể gọi là bất khuất, thậm chí còn tuồn cả thông tin cho đám nhà báo về vụ hợp tác mà bệnh viện đề nghị. Bệnh viện một phen hết hồn nhưng quyền lực và ảnh hưởng quá lớn nên cũng dàn xếp ổn thoả. Cuối cùng bệnh nhân bất khuất đó được chuyển sang viện tâm thần, nơi dành cho những ai không thể trở lại bình thường để tái hoà nhập cộng đồng được nữa. Y Tá cũng bổ sung rằng cô còn được nghe kể rằng vài người khác trước đây cũng giống như vậy.
 
Nghe xong Y Tá kể, tôi ngồi xuống bên cạnh cô mỉm cười nói rằng không hề ưa tay bác sĩ nhưng mình cũng chẳng muốn cuộc đời sẽ là đầy ắp kỉ niệm trong viện tâm thần. Hay may mắn hơn là ở lại đây khoác áo bệnh nhân đặc biệt. Cô gật đầu thông cảm với tôi, gượng gạo cười đáp lại nhưng hề giấu được ánh mắt buồn bã.
 
Tôi và Y Tá cứ ngồi cạnh nhau như vậy và im lặng trong một lúc đủ lâu để đọc xong một chương tiểu thuyết. Không phải là không có gì muốn nói, nhưng do bởi có quá nhiều ưu tư nặng trịch trong lòng cả tôi với Y Tá đã ngăn cản một câu chuyện tích cực hơn xuất hiện. Lúc này tôi mới ngắm nhìn Y Tá kĩ hơn trong đêm qua. Cô trẻ hơn so với tuổi, mái tóc bạch kim cắt ngắn kiểu Bob mượt và bóng. Trên khuôn mặt có nét mệt mỏi sau một buổi sáng làm việc, có thể việc ngồi ở đây với tôi cũng tác động ít nhiều.
 
“Tôi có thể giúp anh”. Y Tá lên tiếng phá tan sự đóng băng. “Nhưng anh cũng phải giúp tôi rời khỏi đây”.
 
“Bằng cách nào mà cả hai đều có thể giúp nhau đây?”. Trí tò mò của tôi ngay tức khắc bị kích động bởi lời đề nghị của Y Tá.
 
“Anh hãy đồng ý với bác sĩ về sự cộng tác đó. cứ để mặc anh ta sáng tạo hay bịa đặt về căn bệnh của anh và nếu anh ta hỏi anh thì hãy nói có với mọi câu hỏi dù đúng hay sai. Tôi là trực tiếp đem tới số liệu hàng ngày của anh để anh ta căn cứ vào đó kiểm chứng những gì anh nói. Bằng cách này thì anh cũng sẽ xuất viện nhanh chóng, kế hoạch của tôi chỉ có vậy, anh có thể đồng ý hoặc không”.
 
“Tôi làm được. nhưng tại sao cô lại cần tôi giúp?”.
 
“Bởi tôi cũng muốn rời khỏi đây, hơn ai hết. Ngày mỗi ngày thức dậy tôi làm việc mà mình không thích, tôi chịu đựng nỗi chán chường cùng sự vô vọng nhưng lại chẳng biết phải kết thúc như thế nào bởi vì mình hèn nhát và yếu đuối. Nghỉ việc, không còn thu nhập và loay hoay tìm một lý do biện minh với xã hội là những gì tôi sẽ phải đối mặt khi rời khỏi đây. Tôi ghét phải lựa chọn và trong tình thế này lại không thể lựa chọn.”
 
Y Tá nắm chặt lấy ga giường, khiến chỗ cô ngồi nhăn nhúm lại thành một hình lốc xoáy.
 
“Nhưng sau ngày hôm qua thì việc gặp anh và nghe anh hùng hồn nói về việc cô độc chỉ là ít hay nhiều khi là chính mình đã thức tỉnh tôi. Nó khiến tôi không thể chấp nhận thực tại nữa mà nên làm cái gì đó phải khác bây giờ. Và để làm được cái gì đó thì phải bắt đầu bằng việc rời khỏi đây”.
 
“Tôi hiểu, đó là một quyết định khó khăn nhưng tôi biết cô đã lựa chọn đúng. Còn tôi giúp cô thế nào đây?”.
 
“Xin anh hãy để tôi viết nghiên cứu về bệnh của anh, bệnh viện này không phải là nơi duy nhất duy trì bằng cách nhận tiền tài trợ đâu. Nghỉ việc ở đây, tôi có thể cống hiến cho y học bằng cách khác khi nhận được tài trợ.”. Y Tá nhỏ giọng khi chuẩn bị kết thúc lời đề nghị. “Anh có thể nghĩ tôi là đứa biết lợi dụng tình thế và đúng là như thế. Việc này như thế nào tuỳ thuộc ở anh”.
 
Hai bàn tay tôi nắm chặt lại, mắt ngước nhìn lên trần nhà đúng một lời trước khi đưa ra quyết định “Vậy cứ theo cách của cô đi”.
 
 
Ngày thứ 5 tôi đã được xuất viện với chứng nhận “Nguyên nhân do …. “. Dù đã nhìn vào giấy xuất viện có ba, bốn con dấu của giám đốc viện, trường khoa, phòng ban không dưới mười lần, nhưng bản thân tôi không thực sự hiểu lý do tại sao mình lại được xuất viện. Mọi chuyện đã diễn ra đúng theo những gì Y Tá và đã sắp xếp. Dù tay bác sĩ ít nhiều nghi ngờ về sự hợp tác của tôi.
 
Cứ mỗi ngày, tôi và tay bác sĩ gặp nhau trong phòng riêng của gã chứ không phải phòng khám như lần đầu. Ở đó có cà phê, coke, nước trái cây tha hồ chọn. Bên cạnh chiếc laptop, tay bác sĩ viết về căn bệnh của tôi dựa trên trí tưởng tượng của gã. Tôi cũng mang theo cuốn sổ của mình, cũng viết về mọi trạng thái, căn nguyên và mức độ từ triệu chứng cho đến sự hình thành “cái” được gọi là bệnh.
 
Rồi vào mỗi buổi tối tôi lại đưa cho Y Tá xem, cô sẽ dựa vào đó để hoàn thành bài nghiên cứu của mình xin tài trợ ở một chỗ khác. Cả tôi và tay bác sĩ không nói với ai nửa câu, chỉ trừ những lúc gã xoay laptop cho tôi xem một đoạn viết mà gã tâm đắc và hỏi han tôi vài câu. Tôi mô tả cứ như là thật về những gì mình chịu đựng ở môi giai đoạn bị bệnh. Thậm chí tôi còn nghĩ và kể lại một cách rành rọt về việc các bác sĩ khác tôi từng gặp đã hiểu sai về căn bệnh của mình như thế nào. Đi xa hơn nữa, tôi tâm sự với tay bác sĩ rằng mình đang cảm thấy một sự cảm thông từ gã, gã hiểu tôi và chỉ có cả gã mới có thể giúp tôi mà thôi.
 
Tay bác sĩ ngạc nhiên khi thấy tôi trình bày như thế. Gã định nói gì đó nhưng lại thôi mà quay sang hỏi tôi đang viết gì. Tôi cũng chìa cho gã xem và nói rằng sổ ghi chép của bản thân. Gã cười rồi nhấm nháp cà phê rồi cắm đầu gõ bàn phím.
 
Y Tá cũng chạy đua với thời gian giốn như thế. Cô nhận thông tin và sắp xếp sao cho thật khớp với những gì tôi nói và hiểu được tay bác sĩ muốn gì trong bài nghiên cứu của mình. Buổi đêm thì cứ tranh thủ lúc nào là lại vào phòng tôi viết bài nghiên cứu của mình. Cô giải thích việc công bố một căn bệnh mới, thì chuyện hai hay nhiều người đồng thời nghiên cứu và đưa ra không được chênh nhau quá 15 ngày. Y Tá nói rằng cô còn muốn hơn hoàn thành xong bài nghiên cứu này trước cả tay bác sĩ. Cô chứng minh những gì mình nói bằng hành động và sự quyết tâm như thể đó từng phút trôi qua là thời khác cuối cùng của mình.
 
Vào ngày thứ năm, tay bác sĩ chìa ra cho tôi giấy xuất viện cho biết gã gần như đã xong bài nghiên cứu của mình. Tôi cầm lấy giấy xuất viện đặt trên bàn, nhìn lướt qua trong khi tay bác sĩ hỏi tôi có rỗi ra vài phút để nghe gã nói vài câu cuối cùng trước khi chia tay không. Tôi gật đầu.
 
“Không hiểu sao tôi lại có suy nghĩ rằng chẳng có cách nào chữa trị cho anh, dù rằng anh đã hợp tác trên cả sự mong đợi của tôi”. Tay bác sĩ bật cười “Thay vào đó, tốt nhất tôi nên tống khứ anh ra khỏi đây, một kiểu hết thuốc chữa và là loại bênh nhân tâm thần chẳng hề có cơ hội chữa khỏi được”.
 
“Tôi biết. Chỉ có cái chết mới là sự giải thoát cho tôi khỏi căn bệnh này”. Tôi đáp lại tay bác sĩ với sự thật tận đáy lòng mình.
 
Y Tá giúp tôi làm thủ tục xuất việc, cô đi với tôi ra tận đầu cổng. Mấy ngày nay tôi mới biết cảm giác nắng chiếu vào nó ấm áp thế nào. Bầu trời hôm nay trong xanh, đẹp đẽ thích hợp cho một buổi chia tay. Y Tá cũng hoàn thành xong bài nghiên cứu, cô đã gửi tới vài chỗ cần gửi đồng thời đệ đơn nghỉ việc của mình lên phòng giám đốc. Chúng tôi không ai nói gì với nhau cả nhưng tâm trạng đứa nào cũng vui vẻ, phấn chấn khi đã chẳng còn thuộc bệnh viện Ám Thị nữa.
 
“Anh sẽ làm gì sau ngày hôm nay?”. Y Tá chắp tay sau lưng, nhìn tôi ranh mãnh hỏi.
 
“Thức đêm, làm việc, sống một cuộc sống của một con bệnh không thuốc chữa”. Tôi nghiêng đầu đáp.
 
Sau đó Y Tá tiến lại thật sát, choàng tay ôm lấy tôi rồi đặt một nụ hôn lên má như một món quà tạm biệt.
 
“Sẽ còn gặp lại”.
 
Cô thì thầm mấy lời đó vào tai tôi rồi từng bước quay trở vào bệnh viên với dáng điệu kiêu kỳ khác hẳn bình thường. Còn tôi, thực tại này vẫn rất mơ hồ như một giấc chiêm bao vậy. Đến tận bây giờ tôi vẫn không biết tại sao tôi lại bước vào, rồi bước ra trên lối đi nhỏ trong bệnh viện lớn này.
 
Photo: Bệnh viện Haraldsplass ở Na Uy.
Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân