CHUYỆN CÔNG BẰNG TRONG VIỆC CHIA KẸO BẤT TỬ CỦA LÀNG CHUỐI

*Câu chuyện hoàn toàn dựa trên sự hư cấu và bịa đặt, bạn hãy cân nhắc trước khi đọc.

Làng Chuối nổi tiếng khắp Vương quốc phía Nam vì người dân trong lang luôn sống vui vẻ, hoà thuận và đùm bọc nhau như thể tay chân, thì nay cả làng bàn tán xôn xao, người hóng người trông bởi mấy lọ kẹo kì diệu mà các xứ thần tiên ở phương xa tặng cho làng Chuối.

Đây không phải là những viên kẹo có vị hoa quả ngâm đường rẻ tiền bán cho trẻ con ăn mà là kẹo thần kỳ khi ăn vào sẽ tăng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ. Người trong làng rủ tại nhau rằng không phải là kẹo, mà viên linh đan giống thứ linh đan mà ăn vào sẽ con người trường sinh bất tử như loại linh đan Tôn Ngộ Không ăn trộm của Thái Thượng Lão Quân năm xưa. Và người làng Chuối gọi những viên kẹo này là kẹo bất tử.

Vấn đề khiến Người Chia Kẹo của làng Chuối đau đầu là ba lọ kẹo được các vị thần tiên ban tặng có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Kẹo màu vàng ăn vào chắc chắn tăng 5 năm tuổi thọ, kẹo màu đỏ kém tác dụng hơn một chút, chỉ kéo dài được có 3 năm tuổi thọ nhưng kẹo màu xanh thì lại có hẳn hai tác dụng. Một là cũng tăng 5 năm tuổi thọ, hai là chẳng những không được sống thêm một ngày nào mà người ăn kẹo còn bị ốm.

Một điều làm Người Chia Kẹo khó xử hơn nữa là số lượng kẹo vàng ít hơn kẹo đỏ và số kẹo đỏ lại ít hơn kẹo xanh. Người Chia Kẹo biết rằng người trong làng sẽ chẳng ai muốn ăn kẹo xanh nếu được chia, nên ông phải nhờ đến Triết Gia của làng Chuối gợi ý cho mình một kế hoạch phát kẹo thật công bằng đến với cả làng.
Triết gia của làng Chuối chu toàn tới mức đưa ra ba cách phát kẹo cho Người Chia Kẹo lựa chọn.

Cách đầu tiên: Dùng lá thăm để người dân làng Chuối bốc chọn kẹo. Bốc được lá thăm màu nào thì ăn kẹo màu đó.

Cách thứ hai: Đổ cả ba lọ kẹo vào trong một cái bình lớn rồi phủ kín bình một lớp lá bên ngoài. Sau đó mỗi người dân cho tay vào lọ lấy cho mình một viên bất kỳ và không được đổi lấy kẹo khác. Mỗi lần như thế sẽ có người lắc bình kẹo lên để thay đổi vị trí của những viên kẹo trong bình.

Cách thứ ba: Phát số thứ tự ngẫu nhiên cho dân làng Chuối để chia kẹo. Chia hết lọ vàng thì tới lọ đỏ, chia hết lọ đỏ thì đến lọ xanh, cứ thế cho tới người cuối cùng.

Người Chia Kẹo cảm ơn Triết Gia làng Chuối nói từ nay tới sáng mai sẽ chọn ra một trong ba cách để chia kẹo bất tử đến dân làng. Khi Triết Gia vừa đi về thì có mấy Trưởng Lão làng Chuối – vốn là con cháu của những người lập nên làng kéo vào nói rằng được kẹo của thần tiên là phức đức của làng, nhưng nên ưu tiên cho những người có công trạng, có đóng góp và vai vế trong làng Chuối. Dù gì thì họ cũng đã làm được cái này cái kia cho làng rồi.

Người Chia Kẹo dù không thoải mái lắm nhưng các bộ bô lão đã có lời như vậy nên cũng thọc tay vào lọ kẹo màu vàng đưa cho mỗi Trưởng Lão số kẹo mà mỗi người muốn. Có Trưởng Lão cầm tay Người Chia Kẹo kéo vào một góc nói nhỏ “Xin anh một viên nữa cho đứa cháu nội của tôi”. Người Chia Kẹo rụt rè nói kẹo đỏ có được không, nhưng Trưởng Lão đã thọc tay vào tự lọ kẹo vàng tự lấy rồi.

Khi các Trưởng Lão lục tụi ra về thì lọ kẹo màu vàng đã vơi đi một phần ba. Người Chia Kẹo chuẩn bị ăn tối thì vợ ông từ trong buồng chạy ra, khóc lóc, sướt mướt rằng bố mẹ nàng đau ốm đã lâu, chẳng còn sống được mấy nữa nếu có thể chàng hãy gia ơn cho thiếp hai viên kẹo bất tử để kéo dài sự sống thêm một vài năm nữa. Nói vậy khác nào ép Người Chia Kẹo vào đường bất hiếu với nhạc phụ nhạc mẫu nếu ông không đưa kẹo cho vợ.

Cằn nhằn một thôi một hồi thì người Chia Kẹo cũng miễn cưỡng lấy kẹo vàng đưa cho vợ và cấm nàng không được nói với. Những người họ hàng của Người chia kẹo thấy vợ ông chạy sang nhà đưa kẹo cho bố mẹ nàng thì liền gọi nhau í ới đến tìm gặp Người Chia Kẹo để xin được ưu tiên. Từ họ hàng, bạn bè, các mối quan hệ dây mơ rễ má lũ lượt kéo tới nhà Người Chia Kẹo. Thậm chí có người còn kéo theo người quen của mình từ làng Sắn, làng Khoai sang để xin kẹo.

Dân làng Chuối thấy vậy liền nổi giận cũng kéo tông ti họ hàng sang để đòi chia Kẹo. Làng Chuối trở nên hỗn loạn tới mức Trưởng Lão phải đánh điện nhờ quan trên phái quân lính xuống làng nhằm vãn hồi trật tự để ngày mai bắt đầu phát kẹo.

Từ sáng sơm tinh mơ, con dân làng Chuối đã ra khỏi nhà ra trước đình làng xếp hàng chờ phát kẹo. Có người dạy từ canh tư, canh năm mà vẫn phải xếp sau tương đối người khác. Phát kẹo được một lúc thì Người Chia Kẹo thông báo rằng đã hết kẹo vàng, kẹo đỏ cũng sắp hết nhưng kẹo xanh còn rất nhiều, dân làng cứ yên trí rằng ai nấy đều có kẹo hết.

Một số con dân làng Chuối nổi cơn thịnh nộ thét lên rằng kẹo vàng kẹo đỏ đã chia hết cho những người khác từ trước rồi, thế là không công bằng và thiếu minh bạch. Nghe vậy một Trưởng Lão đập mạnh xuống bàn văng cả chén trà xanh quát linh mang mấy đứa láo toét vô học đi đánh đòn. Ai bảo kẹo xanh không muốn lại thích đòi kẹo vàng kẹo đỏ đã vậy còn ăn nói xằng bậy, đúng là không biết thân biết phận. Thấy vậy dân làng Chuối đành im lặng, người thì vẫn xếp hàng chờ phát kẹo, người thì bỏ về trong sự hậm hực.

Triết Gia làng Chuối với một môn sinh trẻ tuổi đứng quan sát từ xa nhìn dòng người nhận kẹo trong sự im lặng. Một lúc sau thì môn sinh trẻ tuổi mới cất tiếng hỏi.

“Thực sự có sự công bằng ở đây không thưa thầy”.
“Có và không con ạ”. Triết Gia mỉm cười.
“Tại sao lại vừa có lại vừa không ạ?”
“Sự công bằng phổ quát thì không nhưng sự công bằng cá nhân thì có”.
“Sự công bằng phổ quát là sao thưa thầy”.
“Con đang thấy rồi đấy”.

Môn sinh lại im lặng ngắm nhìn đoàn người xếp hàng nhận kẹo rồi lại quay sang hỏi.

“Còn sự công bằng cá nhân thì thế nào ạ?”
“Con hãy đặt mình vào vị trí của con vào vị trí là con trai của một Trưởng Lão hay Người Chia Kẹo. Nếu họ đưa con viên kẹo vàng và nói rằng điều họ làm có thể không công bằng nhưng là tốt cho con vì nó liên quan tới tính mạng của con thì con sẽ làm gì? Nhận hay từ chối viên kẹo bất tử màu vàng đó?”.

“Và nếu con nhận thì không thể đòi hỏi một sự công bằng phổ quát đúng không ạ?”. Môn sinh đáp. Triết gia gật đầu đồng ý.
“Nếu con từ chối và muốn xếp hàng chờ đợi nhận bất cứ viên kẹo nào thì đó là sự công bằng của cá nhân con mà thôi. Điều này đúng với con nhưng không đúng với người khác. Mỗi cá nhân chỉ nên tự biết bản thân mình thay vì khẳng định tính công bằng đó với người khác. Sự công bằng đó vừa vằn với con nhưng không có nghĩa là kiểu công bằng người khác muốn”.

“Vậy cuối cùng thực sự công bằng có tồn tại không ạ”. Môn sinh một lần nữa lặp lại câu hỏi.

Triết gia nhìn lên trời lắc đầu nói rằng ông cũng không biết, điều đó hãy để các vị thần là Số Mệnh và Ngẫu Nhiên sắp đặt.

Photo : Giulyetta87

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận