SỰ TRÙNG HỢP TRONG CÁCH ĐỌC, GHI CHÉP VÀ XÂY DỰNG NHỮNG THÓI QUEN TỐT GIỮA MÌNH VÀ TIẾN SĨ GIÁO DỤC Ở MỸ

 

Ngoài highlights bóng đá và bóng rổ thì thứ mình hay xem nhiều nhất trên Youtube là các video chia sẻ cách học, đọc, kinh nghiệm làm việc hiệu quả hơn của các bạn Việt Nam lẫn nước ngoài. Ba hôm trước Youtube gợi ý cho mình channel tên là The Present Writer của bạn Nguyễn Phương Chi (Chi Nguyễn) – hiện đang là tiến sĩ giáo dục ở Mỹ.

Qua tìm hiểu, lục lọi trên channel và blog của Chi Nguyễn, thì mình biết được bạn ấy bằng hoặc kém mình (sinh năm 1989) hoặc kém mình 1 tuổi (hoặc 1990)mà đã được thành công trong học thuật và sự nghiệp như vậy là rất đáng nể và khâm phục,đối với cá nhân mình.

Sau khi xem tới video chia sẻ thứ 4 của Chi Nguyễn thì bạn ấy có chia sẻ rằng xuất phát điểm ban đầu của Chi Nguyễn rất bình thường, không phải là học giỏi hay quá xuất sắc. Bí mật của bạn ấy là ở việc kỷ luật bản thân, có ý chí, có kế hoạch cho mỗi ngày và xác định được mục tiêu của mình.

Cũng thật tình cờ là các video trên channel của Chi Nguyễn có chia sẻ về 3 thứ cũng rất giống mình trong những năm vừa qua như :
– Cách đọc sách hiệu quả hơn để đọc nhanh và nhiều sách hơn.
– Xây dựng một hệ thống ghi chép của riêng mình thông thông qua sổ và giấy nhớ.
– Liên tục đưa mình vào tình trạng học sâu, đọc sâu để đạt được hiệu quả nhất có thể.

Thú vị hơn nữa là khi mình xem một channel về việc Chi Nguyễn chia sẻ lý do tại sao bạn ấy luôn đạt điểm tuyệt đối khi học đại học và lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, thì mình thấy có tới gần hết số sách trên kệ sách của Chi Nguyễn cũng là những cuốn trong danh sách yêu thích của mình như : Deep Work, Tối giản thời công nghệ số, Từ tốt đến vĩ đại, Khởi nghiệp tinh gọn, Suy nghĩ nhanh và chậm, Thói quen nguyên tử, Daily Stoic… thậm chí trên IG của Chi Nguyễn còn viết review cuốn Tế bào gốc – là cuốn sách mà lần đầu tiên mình mới thấy có người đọc và review như mình.

Những lý do trên đã giải thích tại sao mình lại thích những video chia sẻ của Chi Nguyễn và cũng đồng quan điểm trong khá nhiều những suy nghĩ của bạn ấy.

Ví dụ như Chi Nguyễn chia sẻ rằng bạn ấy thường ghi chép mọi thứ chung với nhau trong cùng một cuốn sổ, nhưng vẫn thấy hiệu quả và có thể kết nối các thông tin đã có từ những ghi chép để đem tới sự sáng tạo hay ý tưởng mới cho công việc. Đây cũng là một trong những câu hỏi của nhiều bạn inbox với mình sau khi mình viết 1 bài chia sẻ về lợi ích của việc ghi chép vào đúng thời điểm này năm ngoái.

Mình cũng không ngạc nhiên khi Chi Nguyễn đạt tới học vị tiến sĩ tại Mỹ, vì bạn ấy đã xây dựng nền tảng rất tốt trong việc tiếp thu kiến thức qua đọc và ghi chép, từ đấy xây dựng những thói quen tốt và một lối sống luôn mở rộng nhiều cơ hội tiến bộ.

Thông qua sự nghiệp và kết quả của bạn Chi Nguyễn, ít nhất trong lĩnh vực học thuật thì việc đọc và ghi chép cũng như xây dựng các thói quen, sự kỷ luật bản thân thực sự đem lại thành quả vô cùng lớn. Điều này cũng đã được Carl Newport khẳng định trong Deep Work rằng anh dù đã hơn 10 năm áp dụng cách làm việc sâu, nhưng đến bây giờ Carl vẫn thấy rất ngạc nhiên về những gì mình nhận được.

Mình có lời khuyên tới những bạn nào đọc bài viết này mà trong độ tuổi 17 tới 20, thì thực sự 10 năm tiếp theo của các bạn sẽ hứa hẹn bùng nổ về mặt học tập lẫn sự nghiệp khi áp dụng những cách học và ghi chép tốt hơn ngay từ bây giờ. Tất nhiên, đối với những ai đã 30 tuổi như mình thì đã dịch chuyển sang một hướng đi khác là áp dụng các cách này cho công việc hiện tại, cũng như xây dựng các kỹ năng mới là rất tốt và cần thiết.

Còn đối với mình, việc đọc, ghi chép và xây dựng những thói quen tốt không phải hướng tới một sự nghiệp học thuật như Chi Nguyễn và Carl Newport, mà chỉ đơn giản rằng : thông qua những kỹ thuật và thói quen đó, mình luôn cảm thấy bản thân có thể tiến bộ hơn nữa, làm tốt hơn nữa và có cơ hội chạm vào một thứ gì lớn lao hơn trong tương lai của mình.

*Bạn nào quan tâm đến các bài viết chia sẻ vè cách đọc và ghi chép của mình có thể tìm trên facebook hoặc website tranducnhan.com của mình nhé.

Photo : Chi Nguyễn

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân