Nếu được chọn 1 hay nhiều lựa chọn, thì bất cứ ai cũng sẽ thích NHIỀU HƠN thay vì ÍT HƠN, sẽ thích con số lớn (90) hơn là số nhỏ (1).
Nhưng NGHỊCH LÝ ở đây Khi bạn có quá NHIỀU LỰA CHỌN thì bạn càng không thể hoàn thành được việc gì, thậm chí vì nhiều lựa chọn thì bạn sẽ cảm thấy đổ lỗ cho những tác nhân bên ngoài hơn là nhận thức được là tại bản thân bạn nhiều hơn.
Bạn sẽ thấy thoải mái khi vừa học hay làm việc mà có iphone, laptop, tai nghe nhạc, kết nối mạng để bất cứ lúc nào bạn có thể nắm được mọi thứ đang diễn ra cũng như thoả mãn sự TÒ MÒ mà tâm trí của bạn vẽ ra khiến bạn xao nhãng khỏi trọng tâm, hay chỉ có bạn và bài luận phải viết, cuốn sách phải đọc, bản kế hoạch phải bàn giao trong trưa nay mà KHÔNG có bất cứ một cái gì, một thiết bị hay kết nối nào hơn?
Sau khi cân nhắc bạn sẽ thấy lựa chọn ÍT HƠN thì tốt hơn, nhưng thực tế bạn sẽ thích CÁI NHIỀU HƠN trong trường hợp bạn được chọn.
Bạn có thể lý giải tại sao có thể viết 10 nghìn chữ trong hay đọc xong 1 cuốn sách 450 trang trong một ngày nếu như bạn BẮT BUỘC phải viết hay đọc trong tình thế không được lựa chọn không?
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng do các tác nhân bên ngoài tác động đến bạn như phải có bài mới đủ điểm, phải có bản kế hoạch mới không bị sếp mắng chửi blah blah. Thực tế thì sự tập trung đến kinh ngạc ấy LUÔN CÓ SẴN TRONG BẠN, chỉ là do bạn có quá NHIỀU LỰA CHỌN mà bỏ quên đi khả năng tập trung vào một mụ tiêu khi bạn chỉ có MỘT LỰA CHỌN. Những khả năng tuyệt vời đó không phải là món quà đến từ bên ngoài hay thành quả của sự áp lực, mà tất cả đều xuất phát từ chính BẢN THÂN bạn.
Khi bạn chỉ có một lựa chọn, dù vượt quá khả năng hay bạn căm ghét lựa chọn đó, nhưng chính vì không có bất cứ một cửa hậu – một lựa chọn khác để bạn thoát khỏi điều đó, bản thân bạn sẽ bình thản và chấp coi lựa chọn duy nhất đó cũng không đến nỗi nào, mình có thể làm được, mình có thể nghiến ngấu nó và quả thật bạn hoàn toàn có khả năng làm được. Nhưng bạn chỉ nhận ra điều này khi bạn có ít hơn thay vì nhiều hơn.
Nguyên lý Pareto hay còn được gọi là Quy luật 20/80 đã chứng mình 20% giàu người trên thế giới sở hữu 80% tài sản của nhân loại. Quy luật này cũng được chứng minh ở các khía cạnh khác như sản xuất, tiêu dùng, nhân lực… Nhưng Paul Krugman – chủ nhân giải Nobel kinh tế học năm 2008 còn nhận định rằng trong 30 năm gần đây, 90% tài sản của thế giới là sở hữu của hơn 1% dân số mà thôi. Điều này nhiều khả năng cũng đúng với cách bạn lựa chọn ít hay nhiều với cuộc đời của mình.
Nhưng chúng ta không bàn cập đến vấn đề vĩ mô đó, mà hãy thu nhỏ ở mức độ là ở chính bạn và những gì bạn tập trung cho số ít để đạt được hiệu quả cao còn hơn là số nhiều.
Khi có nhiều hơn bạn sẽ không bao giờ muốn làm cái khó hơn mà chỉ thích cái dễ dàng hơn. Bạn xem tiktok hay facebook 4 tiếng một ngày còn hơn là đọc sách hay đi chạy 30 phút.
Khi có ít hơn thì bạn sẽ phải giải quyết nó và co đấy thực sự không đến nỗi nào, và có lẽ mình sẽ ổn ngay từ bây giờ bắt đầu hành động.
Khi bạn phải đương đầu với những tình cảnh khó khăn cần vận dụng cái đầu của mình mà không có lựa chọn nào khác, bạn sẽ chỉ tập trung vào tích cực, cảm thấy lựa chọn duy nhất này hấp dẫn và tuyệt vời hơn nhiều so với trường hợp bạn có thêm những lựa chọn khác.
Bạn sẽ LÀM sẽ HÀNH ĐỘNG để cho kết quả mà bạn đang nhận được trở thành kết quả tốt nhất, nghịch lý là điều đó sẽ là điều bạn ghét và không muốn làm nhất nếu có lựa chọn khác.
Còn bây giờ, bạn theo đuổi giá trị của chính mình hay vẫn hứng thú quan tâm với những điều phù phiếm và dễ dàng của thế giới bên ngoài?
Bạn muốn nhiều hơn hay ít hơn, muốn tập trung vào 1% lựa chọn hay 90% lựa để thay đổi cuộc sống của bạn?
Photo luoilaolao