BAO NHIÊU PHẦN TRĂM CỦA SỰ THẤT BẠI LÀ DO BẠN?

Thất bại là khái niệm người ta quy cho một ý tưởng, một kế hoạch, một tham vọng hay bất cứ gì cái gì bạn cụ thể hoá bằng hành động, nhưng lại không đem lại một kết quả như mong đợi.

Tệ hơn là mọi người sẽ vì điều đó mà chỉ trích, chế nhạo bạn vì việc bạn đã mạo hiểm, đã dám một lần trong đời làm một cái gì đó mới mẻ.

Nhưng mọi thất bại không giống nhau. Thậm chí có kiểu thất bại lại giúp ích rất nhiều cho bản thân bạn. Cũng có thất bại không phải năng lực của bạn mà vì bạn đã để người khác, để đám đông quyết định điều đó.

Có 3 kiểu thất bại điển hình chiếm 100% toàn bộ thất bại trong mọi lĩnh vực, ngành nghề gồm:

1. 80% mọi thất bại đến từ việc bạn chịu ảnh hưởng từ ý kiến hay áp lực của người khác khi bắt đầu thực hiện một ý tưởng. Người khác ở đây có thể là gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp của bạn.

Đa số chúng ta đều không có sự chuẩn bị về mặt tinh thần khi đứng trước những sự công kích từ những mối quan hệ gần gũi nhất. Và vì thế bạn dễ dàng bỏ cuộc, chấp nhận buông bỏ bởi niềm tin của bạn bị cuốn theo những tiếng nói bên ngoài thay vì chính bản thân bạn quyết định.

Bạn tự cho rằng mình đã thất bại ngay từ trong những bước đầu tiên, thậm chí là ngay từ ý tưởng khi đưa nó ra chia sẻ với người khác. Đây là kiểu thất bại điển hình nhất.

2. 15% thất bại tiếp theo đến từ việc khi công việc kinh doanh bạn theo đuổi, sản phẩm bạn nghiên cứu và phát triển, hay cuốn sách bạn viết đang đi vào những điểm khó khăn thì bản thân bạn, đội nhóm của bạn hay người đồng sáng lập với bạn bi quan nói rằng “Không thể làm gì được nữa, có làm tiếp thì cũng thất bại thôi”.

Lúc này bạn đứng giữa ngã ba đường. Bạn có thể muốn tiếp tục nhưng mọi thứ và những người đi theo bạn lại không muốn. Bạn lâm vào một tình trạng chán nản và tuyệt vọng khi tận mắt chứng kiến ngay cả những người ban đầu ủng hộ nhưng giờ lại muốn từ bỏ.

Nhưng nếu không từ bỏ, thì khi đối mặt với viễn cảnh này thì bạn buộc phải quay trở lại xuất phát điểm ban đầu khi chỉ còn mình bạn đặt niềm tin vào những gì đang làm. Điều này khó chấp nhận trên mọi phương diện và vượt quá khả năng chịu đựng của bạn. Vì vậy không ít người cũng sẽ từ bỏ, sẽ chấp nhận thất bại như những đồng đội của mình dù cả nhóm đã đi quá nửa chẳng đường

3. Và 5% thất bại trong tổng số 100% là số ít thất bại khi bạn hay những người bạn của mình đã đưa cụ thể hoá ước mơ, ý tưởng đến bước cuối cùng nhưng vì nhiều lý do mà lại không đạt được thành công như mong muốn.

Tuy nhiên đây là một kiểu thất bại đem lại rất nhiều lợi ích. Kinh nghiệm cũng những bài học bạn và đội của mình rút tỉa được từ thất bại này sẽ tạo ra nền tảng cho những dự án hay kế hoạch tiếp theo. Cũng qua kiểu thất bại khi đã làm đến cùng này, bạn sẽ biết được những giá trị về tinh thần, con người, tinh thần, cộng đồng, cách thức mọi thứ tương tác, kết nối với nhau và nhất là biến một khái niệm mơ hồ, một ý tưởng không rõ ràng thành một thứ hữu hình.

Nói gì thì nói, đây vẫn là thất bại, nhưng là một kiểu thất bại sẽ dẫn tới thành công sau này, nếu bạn không bỏ cuộc.

Điều cần ghi nhớ ở đây là:

Trong mọi cuộc chơi, có hơn 90% thất bại của bạn đến từ những yếu tố bên ngoài tác động tới bạn.

Nhưng bạn chỉ phải chịu 10% trách nhiệm thất bại của mình khi bạn đặt niềm tin vào bản thân mà thôi.

Vì thế, điều bạn cần làm ngay bây giờ đó là: hãy làm hết sức có thể, đồng thời bỏ qua mọi thứ xung quanh nhiều nhất có thể và hãy tận hưởng những gì bạn sẽ nhận được trong những ngày sắp tới.

Photo : Jason Tsang

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận