ĐIỀU GÌ ĐÃ TẠO NÊN SỰ VĨ ĐẠI CỦA MICHAEl PHELPS?
Trong suốt sự nghiệp bơi lội của mình, chỉ tính riêng số huy chương ở các kỳ Olympic thì Michael Phelps đã đạt được 23 huy chương vàng, 3 bạc và 2 đồng – biến anh thành vận động viên vĩ đại nhất Olympic.
Tại Olympic Bắc Kinh năm 2008 Michael Phelps đã giành tới 8 huy chương vàng – kỷ lục bơi lội của mọi thời đại. Trước đó, tại Olympic Athen 2004 thì Michael Phelps cũng đã đạt được 6 huy chương vàng và 2 huy chương bạc. 2 kỳ Olympic 2012 và 2016, dù đã qua thời kỳ đỉnh cao, nhưng Michael Phelps vẫn dành thêm… 10 huy chương vàng trên tư cách cá nhân lẫn đồng đội hỗn hợp trước khi giã từ sự nghiệp lẫy lừng của mình. Anh giải nghệ với tư cách là vận động viên bơi lội vĩ đại nhất lịch sử Olympic, chưa kể hơn 40 huy chương vàng ở các giải bơi cấp Quốc tế.
Khi nhìn lại những gì Michael Phelps thể hiện lúc 15 tuổi ở kỳ Olympic đầu tiên khi chỉ có thành tích cao nhất là xếp thứ 5, thì thật khó tin rằng Michael Phelps sau này lại thành công như vậy. Dù rằng yếu tố thể chất của anh là lý tưởng, hứa hẹn trở thành một con cá mập bơi lội với chiều cao 1m93, sải tay dài 2 met cùng lượng mỡ dưới 4% trên toàn bộ cơ thể.
Nhưng tại một kỳ Olympic, có cả trăm vận động viên cũng có thể hình lý tưởng như Michael Phelps, thậm chí có vận động viên sở hữu sải tay dài hơn cả anh. Và thực chất thì thể hình chỉ chiếm 1/3 lý do tạo nên sự vĩ đại của Michael Phelps mà thôi.
1/3 tiếp theo đến từ những hành vi của một thói quen mà Michael Phelps đã lặp đi lặp lại từ khi anh bắt đầu bơi lội khi mới 7 tuổi.
1/3 còn lại đến tự một sự ám thị bản thân – một khái niệm bạn thường thấy ở rất nhiều cuốn sách selfhelp bán trên thị trường và giờ đang bị cộng đồng ném đá. Rất tiếc phải nói rằng sự ám thị đối với ai đó là một trò lừa bịp, nhưng nó là yếu tố quan trọng không kém thể chất và thói quen đã tạo nên vận động viên Olympic vĩ đại nhất mọi thời đại.
NHỮNG THÓI QUEN NHỎ ĐÃ TẠO NÊN MỘT NHÀ VÔ ĐỊCH VĨ ĐẠI
Vào thời điểm đã đoạt được huy chương vàng thứ 3 ở Thế vận hội Bắc Kinh 2008, nhưng Michael Phelps vẫn luôn duy trì những hành vi đã tạo nên thói quen của một nhà vô địch.
Anh dậy lúc 6 giờ 30 sáng, bắt đầu ăn sáng để nạp năng lượng cho 2 giờ tập bơi trước khi bước vào cuộc tranh tài với các vận động viên bơi lội giỏi nhất hành tinh. Michael Phelps bắt đầu khởi động bằng những bài giãn cơ rồi nhảy vào hồ bơi 800met hỗn hợp, 600 met bơi bướm, 400 met bơi giũ phao và một chuỗi bơi nước rút cùng nhiều bài tập khác. Sau đó, anh lau khô người, đeo tai nghe vào và ngồi trên bàn mát xa chờ đợi.
30 phút trước khi bắt đầu tranh tài, Michael Phelps vào bể bơi nước ấm và bơi 600 – 800 mét. Khi còn khoảng 10 phút nữa, anh đi bộ đến phòng chờ. Ở đó anh tìm một chỗ ngồi một mình, không gần ai cả. Anh thích giữ chỗ trống ở cả hai phía bên cạnh mình để để đồ, một bên là kính bơi và một bên là khăn tắm.
Khi đến chặng đua của mình, anh đi lên phía bục và thực hiện hai động tác: co duỗi chân và sau đó gập đầu gối, luôn luôn là chân trái trước. Sau đó anh bỏ tai nghe bên phải ra trước. Khi tên của mình được gọi anh mới bỏ tai nghe bên trái ra. Anh bước lên bục, luôn luôn từ phía bên trái, và lau khô bục, lần nào cũng vậy. Sau đó đứng lên và vung vẩy tay để bàn tay của mình đập được vào lưng.
Bob Bowman – huấn luyện viên của Phelps lý giải rằng đó là những hành vi thói quen đã tạo nên chiến thắng của anh.
“Khi bạn thực hiện đúng mỗi hành vi, mỗi thói quen luôn duy trì trong một khoảng thời gian dài thì đó chính là cách tốt nhất để thành công và chiến thắng. Hãy tập trung vào những khoảnh khắc thành công nhỏ và xây dựng chúng thành những tác động thể chất. Chúng tôi đưa nó thành một lề thói. Chúng tôi làm một chuỗi việc trước mỗi cuộc đua để mang đến cho Michael Phelps cảm giác đang xây dựng chiến thắng”.
Nếu bạn hỏi Michael điều gì đang diễn ra trong đầu anh trước cuộc đua, anh sẽ trả lời anh không thật sự suy nghĩ điều gì cả. Nó giống như những thói quen của anh đang tiếp tục. Khi đến cuộc đua, anh đã qua hơn nửa kế hoạch và đã thành công ở mọi bước. Mọi bài căng cơ xảy ra như anh đã sắp xếp. Những bài khởi động giống như anh đã tưởng tượng. Tai nghe của anh đang phát chính xác những gì anh mong đợi. Cuộc đua thật sự chỉ là một bước trong một chuỗi quá trình dẫn tới chiến thắng của Michael Phelps. Thậm chí ngay cả khi không nhìn thấy gì, Phelps vẫn là vận động viên bơi lội nhanh nhất hành tinh.
Trong lần tranh tài 200 met bơi bướm ở Olympic Bắc Kinh 2008, ở vòng bơi cuối cùng, nước tràn vào cả hai mắt kính bơi của Michael Phelps. Nhưng anh rất bình tĩnh. Phelps ước tính cú chạm cuối cần đúng 21 sải tay nữa. Anh cảm thấy hoàn toàn thư giãn khi anh bơi hết sức lực. 19, rồi 20 sải và tới sải tay thứ 21 thì bàn tay anh chạm vách. Khi Michael Phelps tháo kính xuống và nhìn vào bảng ghi điểm hiện lên dòng chữ “kỷ lục thế giới” cạnh tên anh. Michael Phelps không chỉ dành huy chương vàng mà còn thiết lập 1 kỷ lục.
Sau cuộc đua, một phóng viên hỏi anh cảm thấy gì khi bơi mà không nhìn được.
“Giống như một thói quen tôi hay tưởng tượng” Phelps nói. Đó là một chiến thắng thêm vào cuộc đời đầy những chiến thắng nhỏ.”
VÀ MỘT SỰ ÁM THỊ KHÔNG NGỪNG VỀ BẢN THÂN
Bowman, huấn luyện viên của Phelps tin rằng chìa khóa đến chiến thắng được tạo ra bởi những thói quen tốt và một sự ám thị bản thân.
Bowman nói rằng Phelps mặc dù còn trẻ nhưng có một khả năng ám ảnh quá mức làm cho anh trở thành một vận động viên lý tưởng. Một lần nữa, những người thể hiện xuất sắc lại là những người bị ám ảnh.
Điều làm anh khác biệt so với những đối thủ là những thói quen và sự ám thị đã biến anh trở thành người bơi lội có suy nghĩ và kiểm soát bản thân tốt nhất trong lịch sử bơi lội. Chính nhờ thói quen Phelps lặp lại mỗi ngày cùng sự ám thị bản thân đã tạo những sự tưởng tượng và suy nghĩ hoàn hảo về chiến thắng ngay từ trong những giấc ngủ rồi ngay sau khi thức dậy.
Phelps gọi đó là “cuộn băng video về bơi lội”
Băng video không có thật. Nó chỉ là sự tưởng tượng về cuộc đua hoàn hảo nhất. Mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy, Phelps sẽ tưởng tượng mình nhảy khỏi bệ và từ từ bơi một cách hoàn hảo. Anh hình dung ra cú nhảy của mình, vách hồ bơi, nước nhỏ ra khỏi miệng mình khi miệng anh chạm bề mặt, cái gì có vẻ sẽ rơi khỏi mũ bơi vào lúc cuối. Anh sẽ nằm trên giường nhắm mắt và xem toàn bộ trận đấu cùng những chi tiết nhỏ nhất lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến lúc anh thuộc lòng từng giây phút.
Lúc luyện tập, khi Bowman yêu cầu Phelps bơi với tốc độ thi đấu, ông sẽ hét lên, “Nhét đoạn băng vào!” và Phelps sẽ tự thúc đẩy mình tốt nhất có thể. Nó gần như hạ xuống từ cực điểm khi anh băng qua nước. Anh đã làm thế rất nhiều lần trong đầu nên bây giờ nó giống như đã thuộc lòng. Nhưng nó có hiệu quả. Anh càng lúc càng nhanh hơn. Cuối cùng, tất cả những gì Bowman phải làm trước một cuộc đua là thì thầm, “Hãy chuẩn bị sẵn sàng đoạn băng,” Phelps sẽ bình tĩnh, sẵn sàng tinh thần cho mọi cuộc tranh tài, nhưng anh đã luôn biết trước là mình sẽ chiến thắng.
Sau này Michael Phelps chia sẻ rằng, những hành vi cơ bản nhất cùng sự ám thị mà anh lặp lại mỗi ngày trong suốt hơn 15 năm sự nghiệp của mình đã tạo ra thói quen chiến thắng của một nhà vô địch chứ không chỉ đơn thuần là về thể chất.
THÓI QUEN TỐT KHÔNG CHỈ TẠO NÊN SỰ VĨ ĐẠI
Tất nhiên là đi kèm với rất nhiều tiền cộng và danh tiếng nữa.
Theo thống kê của Forbes cho biết tài sản của
Michael Phelps lên tới 80 triệu đô la. 95% số tiền này đến từ các hợp đồng quảng cáo và tài trợ sau khi Michael Phelps tạo ra kỷ lục vào năm 2008.
Hiện tại Michael Phelps cũng đang có những hoạt động kinh doanh riêng, đồng thời vẫn nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo dù anh đã giải nghệ 5 năm nay. Danh tiếng của anh vẫn rất có ảnh hưởng đến với thế giới bơi lội nói riêng và Olympic nói chung.
Tất cả những gì Michael Phelps đều đến từ việc duy trì những thói quen nhỏ, cộng với sự ám ảnh về bản thân đến mức anh không chỉ là vận động viên bơi lội giỏi nhất mà còn vĩ đại nhất từ trước tới nay.