NÓI VỀ TÁC PHẨM CỦA BẠN ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU TIỀN?

Với tất cả sự tôn trọng dành cho người viết và tác giả đã ra mắt sách hoặc một lúc nào đấy, mình đều coi tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ ca và tản văn các bạn viết đều là những tác phẩm thật sự.

Và nói về những tác phẩm ngoài tính nghệ thuật và sự tinh tế trong việc thể hiện giữa các tác giả với nhau, thì việc tác phẩm đó sẽ được in số lượng bao nhiêu, giá sách thế nào và nhuận bút cao hay thấp cũng xứng đáng có một chỗ bên cạnh tính nghệ thuật trong khi viết. Thật ra, giá trị của một tác phẩm tính ra vật chất luôn là chủ đề mà mọi người viết đều quan tâm.

Chuyện tác phẩm đứng tên bạn là điều tất nhiên, bạn nhận nhuận bút rồi tiếp tục viết để ra mắt cuốn tiếp theo là chuyện chẳng bàn đến ở đây. Nhưng nếu tác phẩm bạn viết nhưng không đề tên bạn, rồi thay vào đó là một khoản tiền trả cho giá trị của tác phẩm đó thì sao?

BAO NHIÊU TIỀN THÌ MỚI BÁN?

Mấy ngày gần đây nhóm bạn viết mình chơi cùng xôn xao thông tin một cá nhân công khai trả giá từ 1,5 đến 8 triệu cho một truyện ngắn khoảng 20 nghìn chữ và 5-15 triệu cho tiểu thuyết trên dưới 60-70 nghìn chữ. Con số có thể tăng lên nếu tác giả có thể thoả thuận với cá nhân đó tuỳ thuộc vào chất lượng tác phẩm.

Gần như tất cả đều cảm thấy giá của cá nhân đó đưa ra không xứng đáng với yêu cầu cao như thế. 1,5 triệu cho một truyện ngắn dài 20 nghìn chữ là bóc lột! Mình có một so sánh như thế này. Bản thân mình có phong cách viết những truyện ngắn dài tối thiếu 4000 nghìn chữ. Cả sự nghiệp viết của mình mới có 1 truyện ngắn dài 12 nghìn chữ. Đối với khái niệm “truyện ngắn” đây đã không còn là truyện ngắn nữa. Vì thế con số 20 nghìn chữ cho một truyện ngắn cá nhân đó đưa ra tương đương với 1 cuốn tản văn hoặc tuyện ngắn dài 1-2 nghìn chữ là điều anh cũng kinh ngạc. Dĩ nhiên đi kèm cái giá bắt đầu từ 1,5 triệu là không chấp nhận đối với tất cả người viết.

Mình cũng đã trực tiếp gọi điện và trao đổi với cá nhân đó. Đó là một người chuyên nghiệp trong việc thẩm định các tác phẩm mình muốn mua. Cái giá 1,5 triệu chỉ là tối thiểu, cá nhân đó nói với mình rằng đã mua các truyện ngắn lên tới 8 và 12 triệu nếu cả đôi bên đều hài lòng về chất lượng và giá cả. Từ 8 tới 12 triệu cho 1 truyện ngắn dài 20 nghìn chữ là một con số không tồi theo cái nhìn của mình. Cá nhân đó cũng nói rằng 1,5 triệu là giá chấp nhận được cho các người viết không biết thực lực của mình đến đâu. Còn ai cảm thấy tác phẩm mình viết quá xuất sắc, hãy mạnh dạn đề xuất.

1,5 triệu cho 1 truyện ngắn là quá thấp, nhưng mình cũng biết có 2,3 bạn trong nhóm của mình viết mấy thứ content với giá 30k-60k cho 1 nghìn chữ. Và đó là thứ vô nghĩa đối với bản thân họ. Mình tôn trọng việc các tác giả đòi hỏi công sức của mình xứng đáng, và chính mình cũng đã từ chối bán tiểu thuyết mình gửi cho cá nhân ấy xem với giá giao động 15-20 triệu. Con số mình muốn là 50 triệu. Cá nhân đó sau mấy hôm suy nghĩ đã trả lời là hẹn mình hợp tác trong một thời điểm khác.

Vậy mình có thể kết luận rằng : Bao nhiêu tiền mới bán là phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm. Hãy viết hay đến nỗi người ta có thể trả bất cứ cái giá nào để có tác phẩm của bạn.

Nhưng liệu việc viết lách để kiếm tiền và không đề tên mình có phải là việc đáng buồn, hay là bán rẻ công sức sáng tác của mình không?

Câu trả lời là tuỳ ở bạn muốn viết hay muốn kiếm tiền. Còn việc các nhà văn nổi tiếng đã phải bán đi các tác phẩm của mình để trang trải cuộc sống hay đơn giản là muốn kiếm tiền thì không hiếm. Điều này không ngoại trừ những cái tên có sức nặng nhất trong văn chương Thế giới và Việt Nam.

CHUYỆN BÁN TÁC PHẨM CỦA DOSTOEVSKY , NGUYỄN HUY THIỆP VÀ CHÍNH MÌNH

“Con bạc” không phải là tác phẩm xuất sắc nhất của Dostoevsky nhưng nó mang tính chất hiện thực nhất của ông. 26 ngày Dostoevsky đã hoàn thành Con bạc bằng cách đọc cho thư ký viết tốc ký cho kịp trước thời hạn. Nếu không, tác phẩm của ông sẽ bị người khác nắm giữ bản quyền trong 9 năm. Dostoevsky bắt buộc phải viết vì lúc đó ông chìm trong nợ nần vì cờ bạc. Ông phải viết Con bạc để gán nợ trong 1,2 năm mà không có nhuận bút. Cuối cùng dưới sức ép của tiền bạc và nhục nhã, Con bạc có thể là tác phẩm hơi đuối so với chính các tiểu thuyết khác Dostoevsky nhưng nó vẫn mang một sức nặng kinh khủng.

Nguyễn Huy Thiệp vào năm 2007 đã trả lời phỏng vấn rằng giờ đây ông đã không còn nhiều động lực để viết, và cuốn sách mới ra mắt chỉ là để kiếm tiền mà thôi. Với cá nhân mình chỉ đọc truyện ngắn Việt Nam của Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Thiệp thì cũng khá ngạc nhiên. Với chất lượng, sự mạnh bạo và tư tưởng mới mẻ của ông mà có lúc vẫn viết vì tiền thì chuyện bây giờ các tác giả trẻ có thể coi viết là một nghề kiếm tiền thì cũng là chuyện bình thường thôi.

Năm 2018, lúc đó mình cần 15 triệu để trả bạn tiền nợ khi startup, thì một cá nhân là người Việt sống ở Châu Âu có đề nghị mình viết thử 1 truyện ngắn với chủ đề xã hội hiện thực ở Việt Nam. Bên đó biết mình qua một group trên facebook khi post truyện trên đó

Nếu truyện của mình làm bên đó đồng ý thì mình sẽ có 5 triệu cho mỗi truyện mình viết. Bên đó cần 3 truyện ngắn như thế. Và 3 truyện này sẽ được in trong một tuyển tập “Nhiều tác giả” đã được dịch ra tiếng bản địa. Sau này mình đã tự tìm hiểu lý do tại sao nhưng xin phép không tiết lộ vì lúc đó mình cũng cam kết giữ kín chuyện hợp tác.

Mình mất một buổi sáng để viết 1 truyện mới rồi gửi cho bên đó xem. Bên đó xem ngay trong buổi trưa và duyệt. Mình về lục lại laptop thấy 1 truyện mình viết xong chưa đăng ở đâu khá phù hợp, liền chỉnh sửa lại một chút và trong tối hôm đó, ở ngoài quán trà đá mình đã viết truyện thứ 3 để gửi đi. Hôm sau bên đó duyệt cả 3 truyện, có yêu cầu mình chỉnh sửa và chuyển tiền ngay lập tức.

Vậy viết ba truyện ngắn đó không mang tên mình thì đổi lại mình nhận lại cái gì?

Lúc đó mình nhận ra tiền cũng là chất kích thích sự sáng tạo và động lực để viết. Khoan nói đến chất lượng của tác phẩm, nhưng nếu vì tiền mà mình có thể viết được truyện thì mình không đến nỗi tồi. Sau đó một thời gian, bên đó liên hệ nói rằng một trong ba truyện ngắn của mình được bên đó đánh giá rất tốt.

Và trong thời gian gần đây, mình mới biết chuyện các nhà sách, cá nhân thuê người viết không phải là hiếm khi nói chuyện với một bạn trong nghề xuất bản

CUỐI CÙNG THÌ BẠN MUỐN Gì Ở TÁC PHẨM CỦA MÌNH?

Mình sẽ dẫn bình luận của một chị trong nhóm
viết nói về vấn đề “Bán tác phẩm không đề tên “ này :

“‘Mình cũng thấy đó là cái hay cho những bạn mới tập viết. Khi mà họ chưa có nhiều kiến thức và kĩ năng chuyên môn thì họ cần những hình thức ntn để bước vào ngành, mình thấy như thế còn công bằng hơn nhiều kiểu tác giả tự bỏ tiền túi ra in sách vì như vậy đâu có ai thẩm định và đánh giá mua ( dĩ nhiên mình k nói về các tác giả gạo cội).
Khi đã lên tay thì tác giả đc quyền và biết cách bán tác phẩm của mình đến các nơi khác tốt hơn. Chứ nhiều bạn ban đầu mới tập viết, có đc chút kinh phí cũng là vui rồi chứ. Thậm chí nếu viết tệ, tặng mà còn có người chịu đọc chịu xem là cũng vui rồi”

Và cả đây nữa :

“Em hay các bạn còn trẻ nên cứ trải nghiệm mình để nâng cao chính mình và k sống huyễn hoặc.
“Ở nước ngoài, những kiểu hợp tác ntn nhiều lắm, hợp tác dạng này họ k quan trọng chuyện tên ai đâu, vì công bằng mà nói với họ những tác phẩm vừa hơi thì họ viết đc cả tá.

Thậm chí họ còn để nghị đừng lấy tên thật của họ vì họ coi đó như việc giải trí sương sương thôi.
Đương nhiên ngoài ra họ vẫn có những kế hoạch dài hơi khác”.

Đó cũng là cái nhìn của mình về bán hay không bán tác phẩm mình viết mà không được đứng tên. Mình là một đứa rất hững hờ với việc kiếm tiền bằng việc viết, nhưng sẽ có suy nghĩ khác nếu được trả giá xứng đáng cũng như có sự rõ ràng giữa hai bên. Đúng là thứ gì không mua được bằng tiền thì bằng rất nhiều tiền.

Mình nghĩ trong 1 ngày chỉ cần viết 3 truyện ngắn mà có 15 triệu thì cũng làm chấp nhận được, nhưng điều này chỉ đúng với cá nhân mình chứ nó lại chả có ý nghĩa gì với các tác giả khác.

Và để kết thúc lại, mình nghĩ tất cả chúng ta hãy nhìn nhận một sự thật rằng viết để kiếm tiền hay đam mê, hoặc tạo nên một chuẩn mực và nghệ thuật mới trong viết là tuỳ thuộc ở mỗi tác giả.

Không có gì đúng và chẳng có gì sai cả. Viết cũng là một quá trình tạo ra sản phẩm và việc sản phẩm có giá của nó là điều xưa nay vẫn thế.

Ảnh truyện ngắn của mình đoạt giải nhưng nhuận bút được trả là 5 cuốn tuyển tập có truyện mình trong đó.

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận