Review Rurouni Kenshin – Khởi đầu : KHI SÁT THỦ MUỐN THAY TRỜI HÀNH ĐẠO

Rurouni Kenshin – The beginning (Khởi đầu) với nội dung được xây dựng gần như là giống hoàn toàn trong cốt truyện ban đầu (truyện tranh). Câu chuyện bắt đầu từ việc Himura Kenshin gia nhập một phái Duy Tân và được giao nhiệm vụ ám sát các nhân vật quan trọng hay lực lượng của phe Mạc Phủ đang thống trị Nhật Bản cuối thế kỷ 19.

Trong một tối đi uống rượu, Kenshin giết một thích khách tới ám sát mình trước Tomoe, một cô gái anh giúp đỡ trong quán rượu trước sự trêu đùa của một tay anh hùng rơm. Sau đó Kenshin đưa Tomoe về quán trọ là căn cứ của lực lượng Duy Tân sống, mà không biết rằng Tomoe là đã đính hôn với một người mà Kenshin đã ám sát và là một gián điệp của một nhóm sát thủ khác được phái tới để giết anh. Trước khi chết, chồng chưa cưới của Tomoe đã chém một nhát lên má Kenshin.

Trong thời gian chung sống với Kenshin, Tomoe đã chứng kiến sự thay đổi từ lạnh lùng sang ấm áp và ước mong có một cuộc sống yên bình, hạnh phúc của Kenshin. Anh thổ lộ rằng sẽ không giết cô, ngay cả khi cô cầm vũ khí chống lại anh. Tomoe lúc đó cũng đã yêu Kenshin – kẻ đã giết chồng chưa cưới của mình, nhưng cô vẫn muốn bảo vệ anh. Sau đó Tomoe quyết định tới gặp nhóm sát thủ với một kế hoạch để Kenshin được an toàn. Nhưng nhóm sát thủ đã bắt cô và gửi thư có kèm địa chỉ để Kenshin tới cứu Tomoe. Nhóm sát thủ lên kế hoạch phục kích để giết Kenshin.

Khi chiến đấu với thủ lĩnh nhóm sát thủ, Kenshin suýt bị giết nếu không có Tomoe chạy tới giữ một tay đang giương kiếm của gã thủ lĩnh tạo điều kiện cho Kenshin chém chết tay thủ lĩnh, nhưng anh cũng chém luôn cả Tomoe và cũng là vợ anh. Trước khi chết, Tomoe cầm đoản kiếm lướt một đường lên má Kenshin, tạo thành hình chữ thập cùng với vết chém trước đây của chồng sắp cưới gây ra cho người chồng thứ hai của mình.

Trong phần ngoại truyện này thì thủ pháp quay phải nói là rất đẹp về mặt thị giác, cũng như tạo những sự xúc động về mặt cảm xúc khi các tông màu liên tục thay đổi và thế chỗ nhau theo nhịp điệu tự nhiên của bốn mua Xuân-Hạ-Thu-Đông rất tinh tế. Phim bắt đầu bằng những phân cảnh u ám, giết chóc, mưa máu sau đó chuyển dần sang tông màu tươi sáng hơn khi hai nhân vật chính đi về ngoại ô chung sống với nhau và cuối cùng tông màu trắng của tuyết và cây cối trụi la đầy thê lương như đưa tiễn nữ chính sang thế giới bên kia, bỏ lại nam chính câm lặng trong nỗi đau khôn nguôi. Phần ngoại truyện này không chỉ làm tốt ở mặt chém giết mà còn làm tốt cả những phần khung cảnh đầy tinh tế được biến đổi theo tiết tấu, nhịp điệu của dòng thời gian trong phim cũng như diễn biến nội tâm các nhân vật chính.

Với cá nhân mình thì đây Rurouni Kenshin – The beginning (Khởi đầu) tuy là ngoại truyện nhưng lại là phần hay nhất trong loạt phim về một sát thủ – một John Wick phiên bản gươm đao này bởi có nhưng yếu tố khác biệt hoàn toàn so với 3 phần trước gồm:

Đầu tiên là Himura Kenshin không phải là một Rurouni (Lãng khách) mà là một Hitokiri Battosai (Sát thủ). Nhưng những ai đã đọc bộ truyện tranh Kenshin đều biết rằng phần quá khứ của Kenshin có nhiều tình tiết hấp dẫn hơn so với hiện tại dưới danh tính là một sát thủ mỗi khi ám sát đều để lại một tờ giấy có viết Thiên tru – Thế thiên hành đạo (Còn trong phim thì dịch là Vô gian trảm). Cũng chính từ danh tiếng là một sát thủ của hơn 10 năm trước mới dẫn Kenshin sau này là một lãng khách phải giải quyết ân oán, nhân quả với các nhân vật phản diện. Và trong phần ngoại truyện này đã truyền tải và khắc hoạ rất tốt, có thể nói là

Thứ hai là trong phần ngoại truyện này ngay từ những phân cảnh đầu tiên đã nhuốm đầy nhiều máu và xác chết. Cảnh chém giết lạnh lùng, vô cảm nhưng tuyệt đẹp đến từ lưỡi kiếm sắc của Kenshin chứ không phải là một lưỡi kiếm ngược như ba phần đầu tiên. Công bằng mà nói, phần ngoại truyện này rất bạo lực, nhiều màn đấu kiếm và giết chóc nhưng lại khiến mình cảm thấy mãn nhãn, hài lòng nhất và đúng theo Đạo của kiếm – Khi rút kiếm ra thì sẽ có đổ máu. Tất nhiên trong ba phần trước, những màn solo kiếm với các trùm cuối trog mỗi phần của Kenshin cũng đã mắt, nhưng nó lại không có máu, không có người chết và đó là một Himura Kenshin Lãng khách hiền lành chứ không phải là một cỗ máy giết chóc như trong Khởi đầu.

Thứ ba là Rurouni Kenshin – Khởi đầu không chỉ truyền tải quá xuất sắc hình ảnh về một sát thủ rút kiếm nhanh như chớp đã làm say mê hàng triệu fan hâm mộ mà còn đem đến một triết lý rất đậm chất phương Đông mà mình nhận thấy như “Duyên khởi thì duyên diệt”, “Gieo nhân nào thì gặt quả đó” hay “Đạo khả đạo phi thường đạo”.

Duyên khởi thì duyên diệt

Về Duyên khởi thì duyên diệt thì câu chuyện không bắt đầu từ chuyện tình tay ba là Kenshin – Tomoe – Kiyosato Akira, chồng sắp cưới của Tomoe, mà trước đó được khởi đầu từ việc Kenshin bắt đầu gia nhập phái Duy Tân và trở thành một sát thủ nữa. Khi được hỏi rằng cậu có dám giết người không thì Himura Kenshin trả lời rằng để có thể bắt đầu một thời đại mới thì mình sẵn sàng giết một số người. Từ đó, Himura Kenshin đã chấp nhận hoặc vô tình biến mình thành một công cụ để phe Duy Tân đạt được mục đích mà không phải dính vào chuyện giết người bẩn thỉu.

Và duyên khởi từ đây, Kenshin từ một tay kiếm trẻ trở thành một sát thủ, rồi khi trở thành một sát thủ anh đã tạo nên một cái duyên mới bằng cách xoá đi một cái duyên khác qua cái chết của Kiyosato Akira, chồng sắp cưới của Tomoe. Nhưng Duyện khởi thì duyên diệt, sau một thời gian nữa chính Kenshin đã chém chết Tomoe với danh phận là vợ của anh.

Sau đó Kenshin cũng khép lại một cái duyên khác, anh từ bỏ mọi thứ khi Mạc Phủ kết thúc, mà đánh đổ Mạc Phủ vốn là cái duyên khởi ban đầu đã đưa Kenshin vào một chuỗi những sự việc việc nhân quả tiếp theo đó. Tuy nhiên, đây mới chỉ là BẮT ĐẦU – DUYÊN KHỞI cho những câu chuyên tiếp theo mà 3 phần trước đã truyền tải tới người xem và cả cách Kenshin đã làm thế nào để khép lại những ÂN OÁN cũ – DUYÊN DIỆT đó bao gồm sự trả thù của Enishi – em vợ của Kenshin cho Tomoe.

Đạo khả đạo phi thường đạo – Đạo có thể nói được thì không phải Đạo

Trong thế giới của Kenshin vốn tái hiện lại những gì đã xảy ra trong lịch sử Nhật Bản thì cả phe Duy Tân lẫn Mạc Phủ đều nêu cao chính nghĩa, đạo lý để thu phục nhân tâm, chiêu gọi quân đội và sai khiến sát thủ chém giết nhau dưới những mỹ từ sáo rỗng như hạnh phúc, yên ổn, trung thành… Thậm chí, một trong những thủ lĩnh của phe Duy Tân, người đã chiêu mộ Kenshin đã nói rằng “Một anh hùng thì đừng làm mình bẩn tay bởi máu người, việc chém giết cứ sai khiến ai đó nếu không thì chẳng có ai nghe theo mình nữa”.

Tất nhiên, người này cũng biết nếu làm thế thì sẽ huỷ hoại cuộc đời của ai đó (Ở đây là Kenshin) cũng như sẽ có rất nhiều người phải chết để đạt được mục đích. Nhưng rồi những kẻ cầm đầu của hai phe đầu nhất trí rằng lấy MỤC ĐÍCH để biện minh PHƯƠNG TIỆN là điều hoàn toàn có thể chấp nhận, có thể hợp với ý trời và ý người. Một số người sẽ phải chết, một vài sát thủ cũng sẽ chết để thiên hạ được hưởng thái bình trong một thời đại mới.

Nhưng không chỉ có những thủ lĩnh của hai phe cho rằng Đạo được phép làm như thế, mà chính bản thân Himura Kenshin cũng nghĩ như thế. Kenshin cho rằng Đạo của mình (là kiếm) có thể đem tới một thời đại mới, một hoà bình mới và đủ chính nghĩa lẫn sức manh để đánh đổ một thế lực lâu đời như Mạc Phủ. Tuy nhiên khi càng giết thì Kenshin lại lạc lõng trong Đạo và kiếm của mình. Anh không tìm thấy câu trả lời rốt ráo để có thể kết thúc điều này. Chính nghĩa, hoà bình hay thời đại mới đều không thể thoả mãn Kenshin cho đến khi Tomoe xuất hiện đem theo một thứ khác chẳng phải Đạo nhưng rất giống Đạo – Tình yêu.

Chính tình yêu đã khiến cho Kenshin cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn cũng như nhận ra ràng thời đại mới là một nơi chứa đựng hạnh phúc, sự ấm áp và yên bình mà tình yêu đem lại đù trong thế giới ấy kẻ nắm quyền có là Mạc Phủ, Minh Trị Duy Tân hay bất cứ lực lượng nào đi nữa. Thậm chí vì tình yêu, vì cần một nơi sạch sẽ hơn, đẹp đẽ hơn Kenshin sẵn sàng giết thêm nhiều người nữa để xây dựng một thời đại mới, thời đại mà những người anh sẽ cứu còn nhiều hơn số người anh đã giết. Và Kenshin đã làm được điều đó, đổi lại anh sẽ là người duy nhất không được hưởng vị ngọt của tình yêu đó, tình yêu anh dành cho Tomoe lẫn tình yêu về một thế giới mới.

Nhưng sau tất cả, mọi thứ chỉ là khởi đầu. Điều này lại đem toàn bộ câu chuyện quay trở lại với Duyên khởi duyên diệt, giao nhân nào thì gặt quả đó sau 10 năm sau nằm ở 3 phần trước.

Với cá nhân mình, sau 7 tháng đã qua trong năm 2021 thì đây là Rurouni Kenshin Khởi đầu chính là phim hay mình xem. Nó thoả mãn được tất cả các yếu tố mình cần như nội dung, nhân vật, cảnh quay từ ngoại cảnh cho tới hành động và quan trọng nhất là đã truyền tải không thể tốt hơn về một nhân vật trong bộ truyện tranh mình đọc đi đọc lại vài lần lúc 14,15 tuổi.

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận