ÍT HIỆU QUẢ HƠN NHIỀU NẾU BIẾT CÁCH
“Chỉ làm một việc thôi, và tập trung vào sao cho ngoài việc đó ra, bạn không bị phân tâm bởi chuyện gì”.
Rất nhiều báo cáo, nghiên cứu khoa học và chứng thực 1 giờ tập trung thì tốt hơn là 2-3 giờ xao nhãng. Đó cũng là thời gian mà khái niệm Deep work – làm việc sâu muốn người đọc bắt đầu.
60 phút chỉ chiếm 1/24 thời gian một ngày, nhưng để tập trung làm 1 việc trong trạng thái hoàn toàn ngắt kết nối với internet, với xã hội ảo, với nhiều tin tức giải trí chỉ bằng mấy lần gõ bàn phím thì việc tập trung trong 1 thời gian ngắn đã trở thành… 1 điều không đơn giản đối đa phần chúng ta.
Đổi lại, thì tập trung nhất là tập trung cao độ trong trạng thái cực đoan sẽ được gì, trong khi chúng ta đều có thể hoàn thành khi không cần tập trung sâu và cho phép bản thân thảnh thơi trong 2-3 giờ làm việc?
Vì 2-3 giờ làm việc trong trạng thái xao nhãng sẽ không đem tới hiệu quả như việc tập trung toàn tâm toàn ý. Cũng chỉ bằng sự chú ý và tập trung thì đó là một trong những cách giúp con người hoàn thiện bản thân tốt nhất. Sự tập trung cao độ sẽ phát triển khả năng ghi nhớ, thấu hiểu vấn đề sâu sắc hơn và cả sáng tạo nữa. Quan trọng hơn, tập trung làm chúng ta giải quyết được nhiều công việc, vấn đề trong một thời gian ngắn mà đối với người xao nhãng sẽ gây ra sự quá tải.
CÁCH TẬP TRUNG CỦA 1 HOÀNG ĐẾ
Khi trở thành hoàng đế, Napoleon làm việc 18 tiếng 1 ngày. Không chỉ các vấn đề liên quan đến chính trị, quân sự mà Napoleon còn trực tiếp tham gia vào thiết kế lại các công trình ở Paris và Pháp như Khải Hoàn Môn và xây dựng bộ luật dân sự mới. Trong lúc làm việc, Napoleon chỉ tập trung vào một việc duy nhất, để hoàn thành nhanh nhất có thể. Sự chú ý khi ông làm việc hiệu quả đến nỗi phát hiện cả những sai xót trong các tiểu tiết của trang phục, súng ống, mũ giáp gây ảnh hưởng đến binh lính.
“Trong đầu óc tôi, mỗi một công việc là một chiếc ngăn kéo. Khi tôi làm việc gì thì chỉ kéo một chiếc ngăn ra làm xong thì đóng lại, tiếp tục các ngăn kéo khác như thế và khi nào nghỉ tôi đóng tất cả lại. Không bao giờ nhầm lẫn hay rối tung khi từng việc được thực hiện như vậy”. Napoleon viết lại như trong hồi ký.
NGƯỜI TẬP TRUNG CAO ĐỘ CÓ LỢI THẾ GÌ?
Vậy một người biết tập trung cao độ vào công việc khác một người bình thường như thế nào?
– khả năng quan sát, suy nghĩ về một sự việc tốt hơn sẽ nhìn thấy những khía cạnh mà người khác không thấy.
– Khả năng ghi nhớ kiến thức trong việc học hỏi, đọc sách tốt hơn.
– Khả năng hoàn thành công việc phức tạp trong thời gian ngắn.
– Đạt được nhiều thành tựu hơn và thăng tiến trong công việc hơn.
– Trở nên đa năng hơn khi chủ động được thời gian trong ngày.
Và một người tập trung sẽ có cuộc sống vượt trên rất nhiều người xao nhãng, hay ai đấy cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc.