VÒM RỪNG – HAI THẾ GIỚI TRONG MỘT TIỂU THUYẾT

Sau khi đọc xong những dòng cuối cùng của Vòm rừng – tên gốc là The overstory thì mình thực sự phân vân không biết tác phẩm đoạt giải Pulitzer 2019 này có phải là một con người, hay chính là một cái cây được nhập thể để viết nên câu chuyện này? Xuyên suốt 661 trang, Vòm rừng dẫn dắt mình vào một thế giới cây đẹp được được viết với văn phong và sự mô tả vô cùng vô cùng kiệt xuất và đậm chất thơ của Richard Powers – tác giả Vòm rừng.

Có hai thế giới tồn tại trong Vòm rừng được kể song song với nhau qua một cấu trúc khác hẳn với mạch truyện truyền thống. Vòm rừng không có một bố cục chương rõ ràng mà được lấy cảm hứng từ cấu tạo của một cây xanh được chia thành bốn phần Gốc rễ – Thân – Ngọn – Những hạt giống đi từ dưới lên trên. Cốt truyện được dẫn dắt bởi 9 nhân vật mà mỗi nhân vật lại có kỉ niệm hay sự kiện gắn liền với cây cối cùng hàng trăm tên loại theo một dòng chảy xen kẽ và phi tuyến tính trong một trong thế giới mà Richard Powers không giấu giếm cốt lõi chính của Vỏm rừng là con người với cây là một, cây nuôi dưỡng con người, con người mang những hạt giống phân tán khắp thế giới. Cả hai dựa vào nhau để tồn tại lẫn sinh trưởng. Nhưng đó chỉ là cái nhìn của vài tâm hồn đồng điệu với loài cây còn đâu cả nhân loại thì vẫn chỉ coi cây cối chỉ là những đối tượng phục vụ cho những nhu cầu cơ bản. Và các nhân vật trong Vòm rừng đã thay nhau đem tới cho người đọc thế giới quan của mình về việc cây và người là một chứ không phải là một mối quan hệ trên – dưới giữa con người có linh hồn và sự vô tri giác của giống loài màu xanh. Tất nhiên, chuyện này dẫn đến một mâu thuẫn vì con người lại không nghĩ như thế.

Từ sự mâu thuẫn này, từ lý tưởng của số ít chống lại đám đông này tạo ra một sự tương đồng giữa Vòm rừng với Suối nguồn, với cuộc hành trình vô vọng của Frodo khi tới khe núi Doom để phá huỷ chiếc nhẫn thần của Sauron. Tất cả được bắt đầu bằng những cá nhân thiểu số trong một nỗ lực vô vọng, rồi cuối cùng cái kết hậu đã được mở ra sau khi đã phải trả những cái giá nhất định. Mọi thứ trong Vòm rừng được đẩy lên cao trào khi một cô gái chưa tới 22 tuổi – một trong chính nhân vật chính chết lần thứ hai. Cô vốn đã chết vì điện giật rồi sống lại. Khi sống lại, cô đã đồng hoá bản thể và linh hồn của mình với cây. Cô đi theo tiếng gọi của cây, cô kết nối với các nhân vật khác và dẫn dắt họ đến hiện thân thứ hai của mình trong hình dáng một cái cây khổng lồ. Cái chết của cô ẩn dụ cho việc trước đó chính cái cây khổng lồ cô và những nhân vật chính khác bảo vệ bị cưa đổ sau một nỗ lực bảo vệ lâu dài nhưng vẫn thất bại dưới sức mạnh của chính quyền và đám đông. Nhân vật này chính là hiện thân và lý tưởng mà Richard Powers muốn truyền đến trong tác phẩm của mình : Sự hợp nhất giữa người với cây tạo nên một vòng tuần hoàn trong cuộc sống lẫn tâm linh. Cây chết thì người chết, thiên nhiên bị phá huỷ thì nhân loại bị diệt vong – Trạng chết chúa cũng băng hà.

Như mình đã viết ở đầu review, Vòm rừng thực sự có thể chia thành 2 cuốn sách dành cho cả người lẫn cây đọc về chính mình với những vấn đề, mâu thuẫn, khát khao và cuộc hành trình tìm kiếm một lý do nào để để sống thật ý nghĩa. Phần mở đầu trong Vòm rừng rất ấn tượng khi dẫn dắt người đọc lướt qua cuộc đời của 9 nhân vật chính bằng thứ văn phong đậm màu xanh và tự nhiên. Sau đó thì Vòm rừng trở nên khó nắm bắt hơn khi Richard Powers đưa vào trong tác phẩm cái nhìn về sự lý tưởng của chủ nghĩa bất bạo động, của các vấn đề chính trị và những bế tắc trong cuộc sống của nhân vật chính. Choáng ngợp là cái đập vào mắt tâm trí của người đọc khi tự hỏi tại sao tác giả lai có thể mô tả về cây cối cùng thiên nhiên đậm chất nghệ thuật đến như thế, nhưng với 661 trang thì sự mô tả kỹ lưỡng của Richard Powers làm mình mệt mỏi và cảm thấy có thể tiết chế. Tuy nhiên nếu nhìn lại thì việc tại sao Vòm rừng lại cuốn hút và đoạt giải Pulitzer lại nằm ở chính việc tác giả đứng ở góc nhìn và sự cảm nhận của cái cây nhiều hơn là con người đã giúp tác phẩm có một ấn tượng riêng biệt và sức nặng vô cùng lớn. Trong Suối nguồn của Any Rand, nhân vật kiến trúc sư Howard Roak cố chấp như thế nào về lý tưởng của mình thì Richard Powers cũng xây dựng Vòm rừng – The overstory với sự cứng đầu không kém.

Vòm rừng dù không phải là tác phẩm hay nhất đối với mình nhưng không thể phủ nhận rằng đây là tác phẩm có một cấu trúc tuyệt đẹp và gây choáng váng về thế giới rộng lớn của các loài cây. Vòm rừng có thể không phải là tác phẩm xuất sắc nhất mình từng đọc, nhưng cũng gây ấn tượng mạnh mẽ như Suối nguồn khi đứng trên cả hai phương diện tử người viết lẫn cốt truyện – cả hai đều khác lạ và hiếm có trong văn chương. Vòm rừng có hai, ba điểm hụt hơi so với sự mong muốn của mình ở cuốn sách này, nhưng mình rất nể phục tài năng của Richard Powers khi viết được một tác phẩm đặc biệt như thế. Mình cũng hoàn toàn đồng ý Vòm rừng là tác phẩm xứng đáng đoạt giải Pulitzer.

Đây là những đoạn ấn tượng trong Vòm rừng đối với mình :

“Nếu bạn đang cầm một cây non trong tay khi Đấng Cứu Thế đến, hãy trồng cây non đó trước rỗi hẵng ra chào Đấng Cứu Thế”.

“1.5 tỷ năm trước người và cây là một sau đó thì chia đôi, chúng ta và cây có chung một phần tư bộ gien”.

“Mọi người đều phải có khả năng với mọi ý tưởng, và tôi tin rằng tương lai con người sẽ có”

“Chẳng có gì là chân lý mãi mãi. Những thứ đáng tin cậy duy nhất là sự khiêm nhường và học hỏi”.

“Công việc hại não nhất mà một con người có thể làm, tuy nó có thể bung nở trí óc để nhìn thấy những điều khác nhưng tâm trí thật sự điên rồ là sự sự chán ngắt”.

“Đột phá chỉ sự bởi mốt sự tình cờ ấp ủ lâu ngày và được chuẩn bị sẵn sàng”

“Thật ngớ ngẩn khi bỏ học chỉ còn 4 tháng nữa là tốt nghiệp. Về cơ bản thì không sai, nhưng mà các vị thánh và những người sớm trở thành tỉ phú đã làm đúng như thế đấy”.

“Công việc của tâm thần là giữ cho chúng ta ngây thơ một cách hạnh phúc về chúng ta là ai, chúng ta nghĩ gì và chúng ta sẽ ứng xử ra sao trong từng tình huống. Chúng ta đều hành động trong một màn sương mù dày đặc của những sự tăng viện lẫn nhau. Nhưng suy nghĩ của chúng ta được định hình chủ yếu bằng các phần cứng kế thừa được phát triển để tất cả những người khác phải đúng. Nhưng ngay cả khi đám sương mù được làm rõ, chúng ta cũng đi qua nó một cách không hề tốt hơn”.

“Những lý lẽ trên đời sẽ không thay đổi tâm trí của một con người.Thứ duy nhất có thể làm thế làm điều đó là kể một câu chuyện hay”.

“Bạn không thể thấy cái mà bạn không hiểu. Nhưng cái mà bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu, bạn sẽ nhìn bằng cách sự sai lầm”.

“Những năm tháng của sự tĩnh lặng, sự kiên nhẫn của tâm trí chậm rãi và sự mở rộng của các giác quan bị che chắn sẽ làm bạn quan sát một cái cây trong hàng giờ rồi thấy một cái gì đó lạ lùng và đã đáng ngạc nhiên đủ cho những khát khao của bạn”.

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận