CẢM NHẬN BAN ĐẦU VỀ NẾU MỘT ĐÊM ĐÔNG CÓ NGƯỜI LỮ KHÁCH

Khi đọc tới trang 99 Nếu một đêm đông có người lữ khách, thì cá nhân mình cảm thấy thủ pháp mà Italo Calvino tạo nên xương sống cho tiểu thuyết này có những điểm giống với cách mà Milan Kundera tạo ra trong các tác phẩm của mình.

Nhưng tiểu thuyết của Milan Kundera đậm chất triết học nhưng lại hài hước, câu từ mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng và nhất là không gây hiệu ứng buồn ngủ khi đọc hàng giờ đồng hồ như italo Calvino.

Bù lại, Nếu một đêm đông có người lữ khách có mấy đoạn khá hay và ấn tượng (tạm tính từ 99 trang mình đọc) như

– Tôi thích những tiểu thuyết lập tức đưa tôi vào một thế giới nơi mọi thứ đều chính xác, cụ thể và tách bạch. Tôi thấy đặc biệt thoả mãn khi biết rằng mọi vẫn được tạo ra theo cách này chứ không phải theo cách khác, ngay cả những cái thường tình nhất trong đời thực có vẻ chẳng đáng gì với tôi.

– Cái cảm giác hoang mang khi ta bắt đầu đọc một cuốn tiểu thuyết nếu hiệu ứng đầu tiên là hiệu ứng sương mù ( theo mình hiểu là bắt đầu bằng một tình tiết làm người đọc bất ngờ và khó nắm bắt)thì e rằng khi làn sương ấy tan đi thì niềm niềm vui thú đọc của tôi cũng biến mất theo.

– Điều khiến bạn cáu tiết nhất là bạn tự thấy mình bị phó mặc cho sự may rủi, bất ngờ, ngẫu nhiên, trong sự vật và trong hành vi của con người… Trong những trường hợp đó cảm xúc mạnh mẽ nhất của bạn là nôn nóng muốn xoá sạch những hậu quả đáng ngại của tính tuỳ tiện hay sự xao nhãng đó, nhằm thiếp lập lại tiến trình thông thường của các sự kiện.

– Tôi muốn những gì tôi đọc không phải đều hiện diện tất cả, dày nặng đến mức sờ thấy được, tôi muốn cảm thấy có cái gì đó hiện diện giữa những thứ ấy, một cái gì khác, ta không biết chắc là cái gì, dấu hiệu của của một cái ta không biết…

– Tôi đã quen với việc không đọc gì hết cho đến độ không đọc ngay cả những gì hiện ra trước mắt tôi. Người ta dạy ta đọc từ khi còn bé, rồi thì suốt đời ta cứ mãi là nô lệ của những gì được viết ra mà người ta quẳng nó ở trước mặt ta.

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận