CHIA SẺ MỘT CÁCH GHI CHÉP HIỆU QUẢ HƠN

CHIA SẺ MỘT CÁCH GHI CHÉP HIỆU QUẢ HƠN

TRƯỚC KHI GHI CHÉP THÌ CHÚNG TA GHI NHỚ.

Thật ra thì có 1 cách để ghi nhớ tốt hơn cả ghi chép. Đó là xây dựng những “Cung tri nhớ” – bí quyết để một nhóm nhỏ tinh hoa trong thế giới cổ đại lưu giữ lại toàn bộ tri thức của các nhà sáng lập tôn giáo, triết gia, nhà thơ theo hình thức truyền khẩu được ghi nhớ bằng các hệ thống cung trí nhớ như Kinh Thánh, kinh Phật hay sử thi illad và Odyssey của Homer, rồi cả kinh Vệ Đà với sử thi Mahabharata dài 200 nghìn câu thơ cũng là được ghi nhớ trước khi chữ viết ra đời.

Việc thiết lập hàng nghìn cung trí nhớ để lưu giữ tri thức, kinh sách là một khái niệm không lạ trong các nền văn hoá phát triển thời cổ đại. Thậm chí còn hình thành một nghề nghiệp được gọi là “Người nhớ thuê” với công việc chính là ghi nhớ 1 nội dung cụ thể (thường là sách hay những điều luật mới của nhà nước) và nhắc lại toàn bộ nội dung để bên thuê chép lại không sai 1 chữ.

Nhưng trong nền văn minh hiện tại, khi các thiết bị công nghệ một phần vừa là tiện ích giúp việc ghi nhớ lại trở nên dễ dàng hơn, đồng thời làm chúng ta xao nhãng và mài mòn khả năng ghi nhớ tự nhiên thông qua luyện tập của não bộ xuống mức tối thiểu nhất là… không ghi nhớ nổi quá mấy số điện thoại của người thân, bạn bè. Còn về những ai sử dụng cung trí nhớ trong thời đại này thì sao? Họ dễ dàng ghi nhớ 52 lá bài ngẫu nhiên không đầy 2 phút ( thời gian này là trung bình), nhớ được 50-80 nghìn số pi và vài điều điên rồ khác.

Vì thế, chúng ta phải chấp nhận 1 sự thật rằng não bộ của đa số các bạn sẽ không thể ghi nhớ tốt, do liên tục quá tải thông tin từ trong cuộc sống, công việc và các hình thức giải hàng ngày. Và việc tạo ra cung trí nhớ đòi hỏi thời gian, kỷ luật và sự chuyên tâm trong môi trường không thoải mái tối thiểu 1 năm thì mới có thể áp dụng được.

Đổi lại, việc ghi nhớ bằng ghi chép sẽ không đòi hỏi những kỹ năng phức tạp nhưng kì diệu của cung trí nhớ, mà vẫn đảm bảo bạn có thể lưu giữ những gì kiến thức cần thiết nhất ở một cuốn sách mình đã đọc xong. Nhưng ghi chép để làm gì, và thực sự nó tạo ra được giá trị gì để đáng được bỏ thời gian hình thành 1 thói quen tốt song song với việc đọc sách.

NẾU KHÔNG GHI CHÉP THÌ BẠN NHỚ ĐƯỢC BAO NHIÊU KIẾN THỨC MỚI?

Hơn 90% những gì bạn đọc trong sách sẽ trôi hết ra ngoài trong vài ngày hôm sau, vì cơ chế hoạt động của “Trí nhớ ngắn hạn” là như thế. Để có thể đưa các kiến thức hay nội dung của 1 cuốn tiểu thuyết mới vào “Trí nhớ dài hạn” cần một đầu óc tập trung trong 2-3 tiếng đồng hồ khi cầm cuốn sách đọc Trên thực tế sự tập trung của đại đa số không quá 60 phút. Để có thể tập trung sâu khi đọc và học, việc đó phải được lập đi lập lại với khoảng thời gian tính bằng năm.

Và một trong những yếu tố cốt lõi của việc chuyển kiến thức ngắn hạn sang dài hạn là đọc, và xem lại kiến thức của ngày hôm qua trong ngày hôm nay. Nói ngắn gọn đó là 1 dạng ôn bài có ý thức tự giác. Và việc ghi chép chính là việc chuyển kiến thức ngắn hạn sang dài hạn.

Chúng ta đang sống trong một thực tại mà sự thiếu tập trung và xao nhãng hơn mà internet đem lại. Việc bạn khó có thể đọc nổi 20 trang sách mà không cầm điện thoại lướt facebook là tình trạng trung của đa số. 20 trang sách đối với tiểu thuyết đã chứa đựng một nội dung đủ dài và xuất hiện kha khá những cái tên và tình tiết mới. Nếu như bạn vừa đọc, vừa xem story của ai đó trên facebook thì nhiều khả năng bạn không nhớ nổi nhân vật Cristiano Ronaldo xuất hiện lúc nào trong 20 trang đã đọc khi giở sang trang 21.

Và mọi chuyện bắt đầu tăng thêm độ khó khi lỡ may bạn mua 1 cuốn sách với nội dung về vũ trụ chi chiết kiến thức, thuật ngữ bạn chưa bao giờ biết thì khả năng cao là bạn sẽ bỏ dở nó hoặc 95% bạn sẽ quên toàn bộ nội dung của cuốn sách đó. Vậy đấy, đó là hiện trạng trong 1 môi trường đầy rẫy sự xao nhãng và mất tập trung. Trong 60 phút để tập trung vào 1 thứ, thì chúng ta lại tìm video mới nhất của Blackpink, vào tiki để mua ngay món đồ đang giảm giá trong khi đang nhồi vào đầu mình 1 mớ kiến thức đòi hỏi nhiều chất xám như “Thuyết tương đối rộng là gì?”.

Và việc ghi chép chính là cách để bạn không bị quá tải khi đọc những cuốn sách khó nhằn. Nó là mỏ neo để lưu giữ những kiến thức bạn khó khăn lắm mới nhớ trong 60 phút tập trung. Nó là la bàn để bàn dò dẫm, đánh dấu, gạch chân và truy tìm những thông tin, khái niệm, lịch sử được nhắc đến trong sách mà bạn chưa bao giờ biết. Vì thế, để bù đắp cho việc sống trong một môi trường mất tập trung cao và xao nhãng, bạn phải có kỹ năng ghi chép để có thể ghi nhớ được tối đa nội dung và kiến thức mới của cuốn sách bạn đã đọc.

Ngoài ra, một yếu tố sẽ khiến bạn không phải khó chịu hay cảm thấy mất thời gian cho việc ghi chép đó là biến chuyện đọc 1 cuốn sách trở nên dễ dàng hơn, dễ ghi nhớ hơn dù không dành được 60 hay 30 phút trong ngày để đọc. Vì chính việc ghi chép đã là cách chia nhỏ cuốn sách bạn đọc và giúp cho việc ghi nhớ và truy lại kiến thức đã đọc hay học trở nên dễ dàng hơn. Có thể nói rằng, ghi chép là bản đồ trong việc tìm kiếm những giá trị của 1 cuốn sách và là cung trí nhớ không mất nhiều thời gian xây dựng. Thật ra là đơn giản nữa là khác.

CÁCH GHI CHÉP HIỆN TẠI LINH HOẠT VÀ TIỆN LỢI HƠN CỦA MÌNH.

Trước đây khi đọc sách, đến đoạn nào mà mình thấy cần ghi nhớ, cần viết ra để Google xem kiến thức đó là gì, thì mình cứ ghi chép liền tù tì và đánh số thứ tự của ghi chép đó thôi. Còn bây giờ, sau một thời gian xây dựng một cách ghi chép mới có hiệu quả hơn rất nhiều cũng như tiện lợi, dễ phân loại và ghi nhớ hơn thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách ghi chép đó.

Điều đáng nói là ở chỗ là cách ghi chép mới mà mình xây dựng thì ngay cả các bạn bắt đầu xây dựng thói quen đọc sách và ghi chép sẽ ứng dụng 1 cách dễ dàng. Trong thời cổ đại, việc xây dựng cung trí nhớ dựa vào sự sáng tạo của trí tưởng tượng và hình ảnh, thì cách ghi chép của mình dựa vào các ký hiệu mà bất cứ ai có thể tạo ra theo ý thích riêng của mình để ghi chép. 1 cuốn sách thú vị sẽ bao hàm rất nhiều giá trị, và để phân loại từng giá trị đó hãy gắn cho chúng những mật mã riêng.

Trong các hình ảnh mình đính kèm. Ví dụ khi mình ghi chép cuốn sách khoa học Ta mù tịt thì đầu tiên mình có ghi ngày tháng, số trang sách và những ký hiệu riêng để phân biệt.

– Số trang 9 -10 là nhắc mình hãy đọc lại một lần nữa sau khi đọc xong.
– Dấu __ là mình sẽ ghi chép lại nội dung của trang đó.
– Dấu ? là thông tin hay kiến thức mình chưa biết phải tra cứu thêm.
– Dấu * là thông tin có giá trị đặc biệt
– Dấu ⭐️ là mình sẽ dựa trên đó để bắt đầu 1 bài viết, hay nảy sinh ý tưởng cho công việc của mình.

Mỗi một hay tất cả ký hiệu này đều có thể đánh dấu lên 1 trang nhất định. Nó vừa là kiến thức mới bạn không biết, vừa là điều thú vị đem lại ý tưởng cho bạn và là thông tin có giá trị để chép lại. Các bạn đều có thể xây dựng các bộ kí hiệu riêng, không giới hạn số lượng nhưng phù hợp với bản thân là được.

Và nếu trong 1 hay 2 ngày bạn không đọc xong 1 cuốn sách thì có thể chia thành từng ngày như trong hình. Như thế bạn sẽ thấy số trang tích góp mình đã đọc được rất trực quan và là động lực thúc đẩy bạn đọc mỗi ngày. Và một bí mật nữa của việc ghi chép, đó là bạn sẽ nảy sinh ra rất nhiều ý tưởng và cảm hứng có giá trị cao giúp cho công việc, cuộc sống và cá nhân mình có ý nghĩa hơn mỗi ngày khi xây dựng thói quen này.

Sau cùng, mình có vẽ một biểu đổ lên xuống chỉ rõ những giá trị bạn sẽ nhận được khi đọc và ghi chép, cũng như những cái bạn không có khi không áp dụng không xây dựng thói quen này.

Chúc các bạn nhanh chóng bắt đầu và gặt hái thành quả từ lợi ích của việc ghi chép.

(Chữ mình rất xấu các bạn thông cảm nhé).

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận