SỰ NHẦM LẪN,TRÙNG HỢP VÀ TÍNH XÁC THỰC TRONG “MUÔN KIẾP NHÂN SINH”?

 

Mình được bạn tặng cuốn “Muôn kiếp nhân sinh” của tác giả Nguyên Phong và cũng chính là Giáo sư người Mỹ gốc Việt John Vũ. Ông là một nhà khoa học gốc Việt nổi tiếng ở Mỹ, có trong top những người sáng tạo nhất thế giới.

John Vu từng là phó chủ tịch – Vice President phụ trách tất cả vấn đề về kỹ thuật của tập đoàn Boeing. Cá nhân mình vài năm gần đây hay đọc những bài viết về công nghệ của giáo sư John Vũ trên website Science-Tecnology.vn

John Vũ cũng chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng về tâm linh như Hành trình về Phương Đông, Bên rạng tuyết sơn, Đường mây qua xứ tuyết … và mới đây nhất là cuốn Muôn kiếp nhân sinh kể về chuyện một nhân vật ở Mỹ giấu tên đã trải qua những câu chuyện luân hồi ở trong các thế giới cổ đại như Atlantis, Ai Cập do chính John Vu viết.

Hiện tại mình đã đọc xong Muôn kiếp nhân sinh, nhưng trước khi viết review cho cuốn sách với nội dung liên quan đến khoa học, tâm linh, và luân hồi chuyển sinh này, thì mình muốn nói đến vài điểm nhầm lẫn và trùng hợp trong cuốn sách này. Đây là sự nhìn nhận của riêng của mình trong về cuốn sách đang rất được đón nhận này và có nhiều phản hồi đa chiều này.

Ban đầu mình nghĩ là do sai lầm của dịch thuật nhưng trong sách Nguyên Phong – John Vu viết rằng “Tôi quyết định viết cuốn sách này bằng tiếng Việt – ngôn ngữ đồng bào, đất nước trong tim tôi”, nên nếu những gì mình viết ra là sai xót, nhầm lẫn và trùng hợp thì cũng không hẳn là do bác Nguyên Phong – John Vu, vì bác cũng chỉ là người viết lại dựa trên câu chuyện của người khác.

SỰ NHẦM LẪN VỀ NHỮNG THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIÊN KIM CƯƠNG HOPE.

Trang 193-194 Muôn kiếp nhân sinh có đề cập đến việc viên kim cương Blue Hope xuất xứ từ Ấn Độ và được gắn trên trán của thần Sita. Sau đó có kẻ đã cậy viên kim cương này và bán cho nhà lữ hành và buôn bán kim cương người Pháp là Jean Bapstiste Tavernier. Tavernier đặt tên cho viên kim cương là Le bleu de France, sau này mới đổi tên là Hope rồi bán cho vua Luis XIV nước Pháp. Ít lâu sau Tavernier chết bí ẩn trong xưởng chế tác mình. Rồi Luis XIV gắn viên kim cương này lên mũ đội nó trong ngày gia miện, thì chẳng bao lâu ông cũng chết trong tình trạng thê thảm.

Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Tavernier là một nhà du hành với khám phá khắp vùng Ba Tư và Ấn Độ kéo dài 38 năm. Ông sở hữu viên kim cương Le bleu de France từ năm 1666 cùng 14 viên kim cương nhỏ khác cắt ra từ viên kim cương gốc ban đầu. Tavernier bán viên kim cương lớn nhất cho Luis XIV năm 1668 và không hề đột tử. Tavernier chết ở Moscow – Nga ở tuổi 84 vào năm 1689, hơn 20 năm sau khi là người đầu tiên sở hữu viên kim cương bị cho là quỷ ám trong sự giàu có và nổi tiếng là người buôn đá quý giỏi nhất Châu Âu.

Còn về phần Luis XIV chết sau đăng quang khi đội vương miện có gắn viên kim cương thì chẳng khác gì chuyện hài hước. Luis XIV được gọi là Vua mặt trời vì đã đem lại nhiều vinh quang cho Pháp. Ông trị vì nước Pháp 72 năm, là hoàng đế có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch Pháp và Châu Âu. Luis XIV đăng quang vào năm 1654, tức là trước 14 năm sau khi mua lại viên kim cương Hope từ Tavernier và ông qua đời vì tuổi già vào năm 1713 chứ không phải chết vì lở loét da thịt và bị trúng độc.

BÍ ẨN VỀ CHIẾC NHẪN VÀ NHỮNG ĐIỀU TRUNG HỢP LIÊN QUAN CÁC PHARAOH TRONG CÂU CHUYỆN LUÂN HỒI Ở AI CẬP

Thomas là nhân vật có thật nhưng giấu tên trong Muôn kiếp nhân sinh Nguyên Phong – John Vu dựa vào những câu chuyện của ông để viết có kiếp trước là hoàng tử và Pharaoh Arkhon sau khi tình cờ nhìn thấy hình ảnh chiếc nhẫn bọ hung có gắn hồng ngọc mà Kris – người biết về các kiếp trước của Thomas hay đeo. Thomas rất thích chiếc nhẫn đó và đặt hãng kim hoàn chế tác cho mình.

Vài tuần sau thợ kim hoàn đến đo ngón đeo nhẫn thì Thomas nói chỉ muốn đeo ở ngón trỏ. Thợ kim hoàn giật mình kể chỉ có các Pharaoh mới đeo nhẫn bọ hung gắn hồng ngọc tượng trưng cho quyền lực ở ngón trỏ. Và chiếc nhẫn có niên đại 650 năm trước Công nguyên đó đang được trưng bày ở Bảo tàng London. Sau này Thomas mới biết, trong tiền tiếp khi mình là Akhon, ông chính là người sở hữu chiếc nhẫn thật đó trên danh nghĩa là Pharaoh.

Do tò mò mình đã tìm kiếm thông tin về chiếc này này trên cả hai website bảo tàng London và bảo tàng lịch sử Anh thì chiếc nhẫn với niên đại gần nhất mà sách đề cập là 575 trước Công Nguyên và hình dáng không giống nhau và tên người sở hữu là Shenshonq. Trên website cũng có những hình ảnh khác liên quan quan nhẫn Ai Cập nhưng không phải chiếc nhẫn của Pharaoh được đề cập đến. Có lẽ do mình kém cỏi dù Google nhưng vẫn không tìm kiếm ra được chiếc nhẫn đó. Nếu bạn nào có thể tìm kiếm được để lại bình luận để mình sửa sai.

Ngoài ra trong tiền kiếp là Akhon của Thomas trong sự cai trị Amose hay Ahmose. Nếu đúng như lời Thomas kể lại với tác giả Nguyen Phong – John Vu thì trong lịch sử Ai Cập có 1 Pharaoh là Ahmose I nhưng thời gian trị vì của Pharaoh này được xác định là 1550-1525 năm Công Nguyên. Tức là với những gì kể lại trong Muôn kiếp nhân sinh so với lịch sử là lệch nhau hơn 900 năm.

Amose hay trong Muôn kiếp nhân sinh có 1 cô công chúa và Ahmose trong lịch sử cũng có 1 công chúa. Nhưng Amose được đề cập đến trong sách bị đầu độc chết còn Ahmose của lịch sử thì tử trận. Tuy nhiên có những điểm giống nhau đáng kinh ngạc giữa Akhon của Thomas và Ahmose của lịch sử. Cả hai đều giỏi đánh trận, đều xây dựng những công trình, đền thờ và kim tự tháp cho riêng mình trên khắp Ai Cập trong những năm trị vì.

Trên hết, cả hai đều đặc biệt sùng bái Thần Thái Dương – Amun Ra mà trog Muôn kiếp nhân sinh có viết rất chi tiết. Và trong chiếc nhẫn mà Akhon – tiền kiếp của Thomas đeo có khắc chữ “Xin thần Amun Ra che chở”, thì danh xưng của Ahmose I là “Chúa tể sức mạnh là Ra”.

Ngoài ra còn một điều thú vị khác, dưới thời Ahmose I và con trai ông trong lịch sử là Amenhotep, Ai Cập đã hoàn thiện Tử thư Ai cập – cuốn sách về cái chết, cũng là chủ để được nhắc đến trong Muôn kiếp nhân sinh.

VÀ SỰ GIỐNG NHAU GIỮA THOMAS-AKHON VÀ MOSSE TRONG KINH THÁNH

Nhân vật Akhon trong Muôn kiếp nhân sinh với xuất thân là con trai của một cô gái người Kush bị Pharaoh khi đi kinh lý vùng hạ lưu sông Nile. Do mang hai dòng màu Kush và Ai Cập, dù sống trong nhung lụa nhưng Akhon vẫn cảm thấy bị đối xử vì hai dân tộc có mâu thuẫn và liên tục gây chiến. sau này Akhon bị các anh em khác đuổi đi phải lánh nạn vào đền thờ thần Amun Ra rồi sau đó trở thành chỉ huy bảo vệ biên giới ở vùng sa mạc.

Còn Moses trong Kinh Thánh là một đứa bé Do Thái được công chúa Ai Cập vớt lên từ sông Nile. Trong thời đại Moses sinh ra, dân Do Thái đang phải là nô lệ của người Ai Cập và Pharaoh ra lệnh giết tất cả bé trai đều lòng. Nên cha mẹ Moses biết công chúa Ai Cập hay đi lại ở gần bờ sông nên cố tình chờ sẵn để thả Moses đó.

Lớn lên Moses cũng được coi là hoàng từ và sống trong sung sướng cho đến 1 ngày ông thấy 1 nô lệ Do Thái bị người Ai Cập đánh đập. Ông đã giết người Ai cập đó và chạy trốn vào sa mạc và sau đó gặp Chúa Trời và nhận lấy sứ mệnh giải cứu dân Do Thái. Moses cũng được coi là một thiên tài đánh trận, ông đã dẫn dắt và trực tiếp chỉ huy dân Do Thái giao chiến với các dân tộc xung quanh và giành nhiều thắng lợi.

Khi so sánh với nhau, người đọc nhận thấy khá nhiều điểm tương đồng như cả Moses với Akhon đều có liên quan đến nước, lớn lên trong hoàng cung, bỏ chạy trước sự truy đuổi và có những năm tháng trong sa mạc trước khi quay về lập chiến công.

Như mình đã nói ở đầu bài viết, Nguyen Phong – John Vũ cũng chỉ người chắp bút dựa trên câu chuyện của Thomas được xây dựng trên những mảnh kí ức trong các kiếp trước đó chắc chắn là không chính xác tuyệt đối. Dù có những nhầm lẫn, sai xót hay trùng hợp như vậy, thì cá nhân mình nhìn nhận Muôn kiếp nhân sinh cũng có những giá trị sự hấp dẫn xung quanh câu chuyện khoa học và tâm linh đối với nhiều bạn khác.

Hình ảnh chiếc nhẫn có niên đại gần nhất với chiếc nhẫn được để cập đến trong sách mình tìm thấy ở Viện bảo tàng Anh và kim cương Hope.

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

3 bình luận về “SỰ NHẦM LẪN,TRÙNG HỢP VÀ TÍNH XÁC THỰC TRONG “MUÔN KIẾP NHÂN SINH”?”

  1. Chào Nhân,

    Thật là trùng hợp bởi mình cũng có những tò mò giống bạn về nhân vật pharaoh tiền kiếp của Thomas. Do đó mình cũng lục tung các sử liệu và ghi chép về lịch sử Ai Cập để tìm ra vị vua pharaoh theo lời kể của Thomas. Mình cũng tìm tới Ahmose I vì theo như lời kể thì đây là người anh trai đang trị vì Ai Cập lúc Akhon còn ở nơi biên ải sa mạc. Mình tìm đến các vị pharaoh kế thừa Ahmose I để so sánh đối chiếu với Akhon thì thấy không được trùng khớp với những miêu tả trong truyện. Theo chi tiết trong chuyện và diễn tiến lịch sử ghi chép thì Kamose có thể là người anh trai yểu mệnh của Akhon vì ông này chỉ trị vì Ai Cập trong 3 năm và chết không rõ lí do. Khoanh vùng lại các thành tựu và các sử tích trong giai đoạn đó thì thấy Ahmose I có sự tương đồng lớn nhất với Akhon mặc dù có một số chi tiết về thân thế không được giống như miêu tả của Thomas ví dụ như mẹ của Ahmose I trong lịch sử đã giúp nhiếp chính trong thời gian đầu Ahmose lên ngôi do tuổi nhỏ, trong khi mẹ của Akhon thì chết khi ông ta 4 tuổi. Tuy nhiên, quanh đi quảnh lại, Ahmose I giống với miêu tả nhất của Thomas về tiền kiếp của ông ta khi là Akhon.

    Trả lời
    • Cảm ơn bạn đã comment rất chi tiết <3 độ xác thực của các thông tin liên quan đến cuốn đó không nhiều với cả trùng khớp với kha khá các sự kiện có thật trong lịch sử nên khiến mình muốn tìm hiểu. Vui vì cũng có người cùng suy nghĩ a<3

      Trả lời
  2. Anh nghĩ là không em ạ. Khi em đọc đủ số sách cần thiết tự bản thân em sẽ chắp nối mọi sự kiện và dữ kiện lại để đưa ra cái nhìn chính xác nhất có thể về những điều thật giả lẫn lộn. Với cả riêng về chi tiết Louis 14 trong cuốn sách đó đã sai về mặt lịch sử nhưng người viết lại coi đấy là một sự kiện để nâng cao quan điểm hay sự việc mà mình muốn nhấn mạnh để lấy lòng tin của người đọc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Trần Đức Nhân