Truyền thống ngăn cản sự trưởng thành?

Nhắc đến truyến thống, đặc biệt là truyền thống gia đình người Việt luôn cảm thấy tự hào vô cùng khi so sánh với cái gọi là cuộc sống độc lập và cô đơn khi về già của người Phương Tây. Trong khi mình an hưởng tuổi già khi về hưu khi ốm đau với con cháu vây quanh thì ở những nơi khác lại chịu cảnh một thân một mình trong viện dưỡng lão, chỗ mà con cái họ chấp nhận chi một khoản tiền hay do phụ cấp của chính phủ hoặc nuôi chó mèo bầu bạn qua ngày. Ở Châu Á thì Nhật bản là một ví dụ điển hình về cuộc sống khi ở tuổi xế chiều như thế. Người nói rằng nước Nhật vì muốn phát triển và chạy theo lối sống tự do phương tây mà lãng quên đi bản săc và văn hoá lâu đời. Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, chúng ta đều biết nhật bản là nơi cho phép đóng phim khiêu dâm là một nghề hợp pháp nhưng con người đất nước lại có ý thức và kỉ luật nhất thế giới. Chạy theo những cơn sóng từ Phương Tây và đến bây giờ được coi là một nước Mỹ ở châu Á nhưng có bao giờ người ta nói răng người nhật mất gốc hay là mai một đi nền văn hoá truyền thống không?

Người Việt chúng ta vẫn chọn và bảo vệ truyền thống nết sống gia đình nhiều thế hệ sống chung hay sống riêng vẫn nhất nhất tuân theo nếp nhà, bố gọi con thì phải vâng, ông dạy cháu thì phải nghe. Tuyệt đối không có chuyện con cháu được quyền lên tiếng hay góp ý với người lớn. Trong nết sống của người Việt thứ bậc trong gia đình là trên hết, nó quan trọng và có giá trị như cảm giác ấm cúng khi những thế hệ trong gia đình quây quần bên nhau. Ai cũng muốn điều hay ý đẹp được truyền thụ, được dạy bảo lớp trẻ, nhưng khoảng cách giữa hai thế hệ lại phát snh ra những bất đồng, khó khăn trong việc dung hoà chỉ bảo và nghe lời. Nan giải hơn khi nết sống truyền thống lại ngăn cản thế hệ trẻ được quyền nói lên suy nghĩ của mình. Đối với nết sống của người việt đó là cấm kị

Có một cậu bạn chia sẻ với tôi rằng việc sống trong một gia đình có 4 thế hệ luôn tuân theo truyền thống nhưng bản thân lại hướng theo tinh thần tự lập thì đúng là rất khó nhận được sự ủng hộ của mọi người. Cũng theo cách nghĩ truyền thống thì việc ngồi làm việc 8h trong văn phòng dưới điều hoà mát lạnh có giá trị hơn một ý tưởng viết lách hay kế hoạch kinh doanh riêng.Việc bạn chọn mà chệch khỏi quỹ đạo gia đình định hướng cho bạn thì tất cả sẽ than phiền trách móc bạn đang làm xấu mặt cả họ!

Tất nhiên bạn có quyền từ chối và trình bày rõ quan điểm của mình nhưng việc để mọi người lắng nghe và chấp nhận thì lại là một chuyện khác . Những gia đình Việ truyền thống cho rằng như thế là mạo hiểm cũng như ném đi những gì tốt nhất gia đình đem lại mà bản thân sẽ không bao giờ có được. Người chia sẻ blog này vẫn quyết định làm theo ý mình, chị vẫn theo đuổi lớp học đồ hoạ thay vì ngoan ngoãn theo một khoa học trong ngành công an. Trong thời gian đầu mỗi khi đi học về chị hết bị bố và me thay nhau cảnh báo ” mày đang làm xấu mặt bố mẹ đấy “. Mẹ chị còn phũ phàng hơn, nói rằng chị không bình thường và làm cả ảnh hưởng đến ông nội, một cựu hiệu trưởng cấp hai đã về hưu hơn 15 năm

Tương tự như thế có bạn cũng gặp phải cảnh ngộ bi hài đó. Do công ty và nhà cách nhau hơn 10km chưa tính khi đi về và cũng sống trong một gia đình có bề dày truyền thống nên chỉ có vấn đề là muốn thuê nhà gần công ty cho tiện công việc mà cũng việc bé xé thành to. Ban đầu thì gia đình ậm ừ cho qua vì tưởng anh nói đùa nhưng khi thấy chuẩn bị đồ đạc chuyển đi thì các bậc cha chú gọi lên nhà tổ can ngăn rằng “nhà mình rộng rãi thế này thì ra ở riêng làm gì người ta cười cho. Miệng lưỡi thế gian độc lắm lỡ may con dắt bạn gái về nhà chơi thì lại đồn này đồn nọ”

Anh cố gắng giải thích chẳng có chuyện gì cả cũng không phải muốn chứng minh mình đã đủ lông đủ cánh nhưng vô ích mà là ưu tiên công việc. Tuy vậy anh vẫn quyết dọn ra và mỗi cuối tuần về thăm nhà thì lại nhận được sự trách mắng của mọi người. Anh thở dài than thở rằng ” mình có đứa em ở nhà kém 2 tuổi luôn nghe theo sự chỉ bảo của mọi người nên dù nó nghỉ việc hơn ba tháng vì chán nhưng gia đình lại vỗ về chăng việc gì phải vội mai mốt sẽ giới thiệu vài chỗ khác . Nhà mình buồn cười thật ai cũng bảo mình chạy theo Tây đòi ở riêng sớm dù đã 25 tuổi thì chẳng sớm hay muộn cũng hỏng. Vậy cuối cùng gia đình thích mình cứ nghe lời như một đứa trẻ rồi ngửa tay xin từng đồng chứ không phải là tự thân vận động”

Ở Anh người già khi đi xe bus sẽ không hài lòng khi có sinh viên châu á luôn theo khái niệm kính trên nhường dưới cầm tay dẫn lên xe. Họ sẽ lịch sự từ chối và nói rằng nếu minh đã có thể ra khỏi nhà thì mọi việc vẫn tự làm đuoc. Những viện dưỡng lão ở Nhật lại tạo ra được một sự gắn kết giữa những người cao tuổi với nhau. Họ chia sẻ, giúp đỡ lần nhau trong những năm tháng còn lại vì đại đa số gia đình ở Nhật chỉ có 1 hoặc 2 con trong khi công việc bận rộn, chịu áp lực cao như ở Nhật thì việc chính các ông bà cảm thấy cô đơn và buồn bã. Còn ở trong viện dưỡng lão thì khác, ngoài những người cùng cảnh ngộ ra thì đó cũng là chỗ giáo dục sinh viên và các em nhỏ với cac thế hệ đã đi trước mình. Qua câu chuyện này cho chúng ta thấy đôi lúc những gì truyền thống dạy ta sẽ phải tuỳ cơ áp dụng chứ không phải trường hợp nào cũng thế.

Sau đó thời gian đã chứng minh lựa chọn của bản thân đa tạo ra những giá trị lớn lao. Cả hai bạn đều thăng tiến trong công việc và đạt được một số thành quả. Quan trọng hơn, hai người đều không phủ nhận những điều vô giá mà một gia đinh truyền thống đem lại . Cảm giác ấm áp, cung cách ứng xử với bạn bè anh chị em xung quanh va quý hoa những bữa cơm gia đình khi phải sống tự lập. Cuối cùng họ chỉ xin tât cả một điều, hãy đ ể họ lựa chọn ngã rẽ trên con đường đời của mình nhưng vẫn lắng nghe và tôn trọng những góp ý của gia đinh. Dù có thế nào sau khi đã quyết định thì chốn về vẫn là gia đinh trong nết sống cũ đã nuôi dưỡng và dạy bảo nhưng người trẻ nên người.

 

Lan tỏa nếu thấy hay nhé:

Viết một bình luận